Khái niệm VJ là nghề gì?

VJ là nghề gì có lẽ là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặc biệt quan tâm. Theo đó VJ là viết tắt của cụm từ “Video Jockey”. Đây là thuật ngữ tiếng Anh sử dụng để miêu tả những người đảm nhận vị trí dẫn chương trình về chuyên mục âm nhạc trên các kênh, hay nền tảng truyền thông khác nhau như truyền hình, đài radio hoặc các kênh Youtube… Có thể hiểu một cách đơn giản, dễ hiểu thì VJ là một nhánh nhỏ thuộc lĩnh vực MC người dẫn chương trình.

Trước đây VJ chủ yếu được biết đến với vai trò là người dẫn dắt, kể chuyện và giới thiệu những MV bài hát trên các kênh truyền hình.

Tuy nhiên, hiện nay các vai trò công việc đã mở rộng hơn khi VJ không chỉ dẫn dắt và giới thiệu những các tác phẩm âm nhạc mới nhất mà còn kiêm cả công việc viết kịch bản chương trình, biên tập và dẫn những chương trình của chính mình sản xuất ở trên các nền tảng mạng xã hội.

Xem thêm:

VJ sẽ được làm việc thường xuyên với những ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng hoặc có thể sẽ được hợp tác với những sự kiện có quy mô lớn trong làng giải trí nên đôi khi VJ cũng sẽ trở thành gương mặt đại diện chính cho chương trình mà mình tham gia dẫn.

Công việc VJ đã xuất hiện từ bao giờ?

Khái niệm VJ chính thức xuất hiện vào thời điểm năm 1981, khi kênh âm nhạc MTV ra đời với 5 người làm công việc dẫn chương trình. Thuật ngữ VJ sau đó phổ biến trên khắp thế giới.

Tại Việt Nam, năm 1998, VTV3 sản xuất chương trình MTV Most Wanted với sự tham gia của cặp đôi VJ là chị em người mẫu Thúy Hằng – Thúy Hạnh, sau đó là là VJ Anh Tuấn, Diễm Quỳnh.

Hiện nay bộ đôi Anh Tuấn và Diễm Quỳnh đều đã trở thành biên tập viên, nhà sản xuất, MC nổi tiếng của nhà đài VTV. Tuy nhiên trước đây thì VJ thường bị đánh đồng là MC và không được công nhận là một nghề.

mtv-vj-gettyimages-82125154-1661134229.jpg
Thuật ngữ VJ ra đời cùng với chương trình MTV

Thời điểm năm 2012, khi kênh MTV và kênh truyền hình YanTV dành cho giới trẻ ra đời đã tạo ra một thế hệ VJ tài năng, trẻ trung, ngoại hình đẹp, năng động, giỏi chuyên môn, có tinh thần chuyên nghiệp cao, bắt kịp xu hướng âm nhạc hiện đại của thế giới.

Những VJ nổi tiếng để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả có thể kể đến: Ngọc Trai, Sĩ Thanh, Lê Huy, Quỳnh Chi, Dustin, Kaylee, Nam Hee…

Hiện tại, với sự bùng nổ phát triển của các hệ thống truyền thông mạng xã hội, những kênh truyền thông sở hữu và những nền tảng chia sẻ nội dung mới (Youtube, Facebook, Tik Tok, Spotify/ Apple Music Poscast,…) thì phạm vi công việc VJ đã không chỉ còn bó buộc trong việc dẫn dắt các chương trình âm nhạc truyền hình mà dần rở thành một phóng viên, biên tập viên lĩnh vực nghệ thuật (âm nhạc, sáng tạo nội dung, phim ảnh, kịch).

Các VJ sẽ phải tìm ra chủ đề cho kênh của mình tự biên tập nội dung video, tự thực hiện xây dựng kịch bản và thậm chí họ sẽ chỉnh sửa video, dàn dựng cho chính chương trình của mình.

Những nhiệm vụ công việc cụ thể của VJ là gì?

Bên cạnh câu hỏi VJ là nghề gì nhiều người cũng tò mò những nhiệm vụ công việc của một VJ cụ thể là gì. Vai trò chính của công việc này là truyền tải, tạo nên cảm hứng, dẫn dắt khán giả, người xem đến với những sản phẩm âm nhạc, những tác phẩm của làng nghệ thuật bằng những nhận định, đánh giá, phân tích, kiến thức hiểu biết của mình.

Có thể nói nghề này đặc biệt phù hợp cho những ai có niềm đam mê sâu sắc đối với lĩnh vực âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung. Trải qua một khoảng thời gian dài phát triển, công việc của một VJ hiện nay cũng có nhiều sự thay đổi so với trước kia. Cụ thể VJ sẽ phải đảm nhiệm những công việc cụ thể như sau:

Hiểu và tham gia xây dựng kịch bản chương trình

VJ cho những chương trình lớn thường sẽ có đội ngũ biên tập viên riêng viết kịch bản chương trình. Lúc này người VJ sẽ phải nắm bắt đầy đủ kịch bản của chương trình. VJ sẽ phải hiểu được từng phần kịch bản chương trình, tự sáng tạo lời thoại, lời dẫn để liên kết các phân cảnh.

Tuy nhiên với những chương trình mà VJ làm host thì họ sẽ phải tự biên soạn nội dung kịch bản chương trình, thậm chí là tham gia vào khâu biên tập hậu kỳ, dàn dựng các mục trong chương trình. Ví dụ có thể kể đến chương trình talkshow của Thùy Minh khi cô tự biên tập thực hiện kịch bản cho show của mình.

thumb-team6-1661134266.jpg
Nhóm VJ nổi tiếng tại TP.HCM

Dẫn chương trình, truyền tải nội dung chương trình đến khán giả

Công việc chính và quan trọng nhất của một VJ là dẫn chương trình một cách vui vẻ, khéo léo và hấp dẫn để thu hút người xem ở lại theo dõi toàn bộ chương trình.

Bên cạnh đó, các VJ cũng có nhiệm vụ phải truyền tải trọn vẹn và đầy đủ tất cả các nội dung, thông điệp đã được xây dựng dựa theo kịch bản. Đồng thời người dẫn VJ có thể tiến hành sáng tạo thêm hoặc đổi mới hơn những chi tiết thú vị hơn so với kịch bản đã viết ban đầu.

Chương trình càng hấp dẫn, càng nhiều điều mới lạ thì càng thu hút khán giả, đẩy rating chương trình lên cao, danh tiếng của VJ sẽ càng lan tỏa mạnh mẽ.

Phỏng vấn và giao tiếp với các khách mời 

Khi VJ thực hiện công việc dẫn các chương trình âm nhạc sẽ thường có thêm phần giao lưu, phỏng vấn các ca sĩ, nhóm nhạc, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, người hòa âm phối khí, đạo diễn…

Vì thế, công việc giao lưu phỏng vấn các khách mời được cho là một trong những vai trò, công việc vô cùng quan trọng của một VJ. Khán giả thường cảm thấy rất thích thú khi nghe những thông tin bên lề tác phẩm hoặc những câu chuyện thú vị được chia sẽ từ các ca sĩ, nhóm nhạc, nhạc sĩ mà họ yêu thích.

Nhiệm vụ của các VJ là xây dựng nên một kịch bản phỏng vấn khách mời thật khéo léo, thú vị, hấp dẫn và thông minh, khiến cho khách mời cảm thấy thoải mái và giúp khán giả và nghệ sĩ có thể tương tác, giao lưu với nhau.

Những tố chất cần có của một VJ

Nếu muốn trở thành một VJ, các bạn trẻ cần chắc chắn rằng mình sở hữu đầy đủ những tố chất sau đây:

Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mình dẫn

Để có thể phấn đấu trở thành một VJ chuyên nghiệp, trước hết bạn cần phải có thêm thật nhiều kiến thức về những nội dung mà mình sẽ tham gia dẫn. Những thông tin, kiến thức này có thể âm nhạc, phim ảnh, văn hóa nghệ thuật nói chung hoặc các tin tức về lĩnh vực showbiz… .

Những nội dung hoặc các kiến thức chuyên môn này sẽ không chỉ dừng ở môi trường nghệ thuẩ trong nước, mà còn mở rộng ở phạm vi quốc tế. Đặc biệt, các VJ hiện nay cần am hiểu thông tin ở thị trường âm nhạc Hàn Quốc, US-UK vốn đang rất được yêu thích tại Việt Nam.

Những VJ yếu kiến thức chuyên môn chỉ máy móc học thuộc kịch bản mà không có sự tìm hiểu thông tin chi tiết thì khó lòng gây ấn tượng với người xem. Thậm chí thiếu kiến thức còn khiến VJ thiếu tự tin, nói sai thông tin, nói vấp, khiến cho chương trình mất đi sự thú vị, kịch bản không được tự nhiên.

gpo-vj-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-2-1661134294.jpg
VJ cần có kiến thức về chương trình mình dẫn

Có kỹ năng nghề nghiệp

VJ trên thế giới cũng như ở Việt Nam bắt buộc cần phải sở hữu những kỹ năng cơ bản của một người dẫn chương trình. Đó là kỹ năng nói chuyện trước đám đông, kỹ năng lôi kéo và dẫn dắt khán giả, đôi khi là xử lý những tình huống bất ngờ.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo được các yếu tố cơ bản khác như giọng nói truyền cảm, cách trình bày vấn đề lưu loát, không nói ngọng, nói lắp hay nói giọng địa phương chắc chắn cũng sẽ là một điểm cộng rất lớn khi ứng tuyển vào vị trí DJ.

Ngoài ra, một người VJ chuyên nghiệp đôi khi cũng cần phải có thêm cả kỹ năng diễn xuất, kỹ năng biểu cảm, thể hiện cảm xúc trước máy quay. Điều này giúp cho những chương trình trở nên hấp dẫn, vui nhộn, sống động và chân thực hơn trong mắt các khán giả.

Biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân của mình

Không chỉ có các nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật mà ngay cả các VJ cũng cần biết phải biết cách xây dựng hình tượng, hình ảnh và thương hiệu cá nhân. Bởi vì đôi khi, VJ cũng chính là gương mặt đại diện cho chương trình mà họ là người dẫn.

Nhờ vào sự nổi tiếng, viral của các VJ mà chương trình họ dẫn sẽ được nhiều khán giả yêu mến, ủng hộ hơn, nhận được sự quan tâm, chú ý của đông đảo khán giả hơn.

Do đó, các VJ hiện nay đều vô cùng thành thạo những công cụ truyền thông, các trang mạng xã hội như Tik Tok, Facebook, Instagram, Youtube,… để giúp họ xây dựng nên thương hiệu riêng của mình. Các VJ cũng chăm chỉ tham gia các sự kiện, các chương trình lớn để từ nó nâng cao được độ nổi tiếng.

Những VJ nổi tiếng, được nhiều khán giả yêu mến

Sự phát triển của truyền thông đang mang đến cho khán giả nhiều gương mặt VJ duyên dáng, tài năng như:

VJ Thùy Minh

Thùy Minh được biết đến nhờ vào sự ra đời của kênh truyền hình âm nhạc YanTV. Cô là một VJ cá tính, đã khẳng định được dấu ấn riêng trong nghề. Thùy Minh có khả năng dẫn chương trình dí dỏm, thông minh, nhạy bén, đưa ra những bình luận sắc sảo và xử lý tình huống bất ngờ rất tốt.

Cô từng là host của nhiều chương trình của YanTV như: “Chỉ có thể là YAN”, “Ghế đỏ trên YAN TV”. Hiện cô đang cộng tác dẫn chương trình cho VTV.

thuy-minhy-feature-2-1661134320.jpg
Thùy Minh là một VJ tài năng

Sĩ Thanh

Trước khi trở thành diễn viên và ca sĩ thì Sĩ Thanh đã từng ghi dấu ấn trong lòng khán giả với vai trò VJ. Cách dẫn chương trình sắc sảo, quyến rũ của cô được khán giả yêu mến. Cô khẳng định tên tuổi của mình với các chương trình như “Chỉ có thể là Yan” hay “100 Độ Yan”.

Hiện nay bên cạnh công việc dẫn chương trình, Sĩ Thanh còn lấn sân sang các lĩnh vực diễn viên, ca hát và có được những thành công nhất định.

Bộ đôi VJ Isaac – Gil Lê

Isaac – Gil Lê là bộ đôi VJ nổi tiếng bậc nhất của YanTV một thời. Cả hai sở hữu lối dẫn hài hước, vui vẻ, đáng yêu, ngoại hình tươi sáng lung linh đã khiến bộ đôi này được đông đảo khán giả yêu quý.

Hiểu rõ VJ là nghề gì và những yếu tố để trở thành VJ sẽ giúp các bạn trẻ có thể định hướng công việc tốt nhất. VJ không chỉ yêu cầu về ngoại hình mà còn đòi hỏi các bạn có kỹ năng dẫn dắt, giao tiếp. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu được VJ là gì và những điều thú vị về công việc này. Hãy theo dõi các bài viết khác trên website Meeyland.com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!

VJ là một trong những nghề tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam thời gian gần đây nhưng đã được đông đảo các bạn trẻ quan tâm, theo đuổi. Vậy VJ là nghề gì, công việc này sẽ làm những gì, tố chất kỹ năng cần có khi làm nghề này và mức thu nhập ra sao?
TIN LIÊN QUAN
Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0939.964.689