Vào những ngày cuối năm, các gia đình thường sẽ tụ họp và chuẩn bị nhà cửa để chào đón năm mới. Bên cạnh các công việc dọn dẹp thông thường thì các nghi thức bao sái bát hương cũng được xem là một trong những việc quan trọng và mang nhiều ý nghĩa. Đặc biệt là việc chuẩn bị văn khấn bao sái bát hương và tỉa chân hương bàn thờ gia tiên. Và để tìm hiểu rõ hơn về những quy tắc và nghi thức cần thiết, hãy cùng theo dõi chia sẻ sau đây.
Có thể bạn quan tâm: Góc Giải Đáp: Một Số Câu Hỏi Khi Cầu Siêu Và Văn Khấn Cầu
Văn khấn bao sái bát hương trong dịp cuối năm
Những ngày cuối năm sẽ là khoảnh khắc mà con cháu thường xuyên tụ tập và kính nhớ đến tổ tiên, các bậc sinh thành. Đặc biệt là để tỏ lòng hiếu kính thì việc bao sái bát hương luôn là một trong những tập tục không thể bỏ qua.
Việc chuẩn bị văn khấn bao sái bát hương cần phải xuất phát từ lòng thành cũng như tình cảm. Nhờ đó, vừa cho thấy được sự tôn trọng và yêu mến, vừa trao gửi được những tâm tư cũng như ước nguyện của bản thân đến với các bậc tổ tiên.
Không chỉ chuẩn bị về mặt tâm hồn, mà hơn hết việc tắm rửa sạch sẽ cũng cần thiết. Công việc bao sái có thể được thực hiện vào bất cứ khoảng thời gian thích hợp trong những ngày cuối năm. Tuy nhiên, cần lưu ý là lựa chọn ngày tốt nhất và thực hiện trước 30 tết.

Lau dọn bàn thờ sau khi khấn bao sái
Sau khi đã khấn bao sái thì nên cắm 3 nén hương lên bàn thờ. Sau đó, chờ hương tàn mới bắt tay vào công việc dọn dẹp. Vì bàn thờ là nơi linh thiêng, nên cần chuẩn bị đồ lau chùi phù hợp, nước ấm hoặc rượu là sự lựa chọn thích hợp nhất để lau chùi các vật dụng trên bàn thờ gia tiên.
Nên chuẩn bị một chiếc bàn to, tốt nhất là bàn có kích thước phù hợp và đủ cao để đặt bài vị, hoa, và các vật dụng thờ cúng ở trên bàn thờ. Lưu ý là không di chuyển bát hương và nên chuẩn bị vải hoặc giấy đỏ phù hợp phủ lên mặt bàn trước khi tiến hàng lau chùi.
Đối với rượu hoặc nước ấm đã được chuẩn bị trước đó, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn sạch và thấm vào rượu để lau đồ thờ cúng. Sau khi lau bằng rượu thì nên lau lại bằng khăn khô. Quá trình lau cần chăm chút cẩn thận, không nên vội vàng hoặc có những hành động không phải phép đối với bài vị của tổ tiên.
Tuyệt đối không nên lau trực tiếp trên bàn thờ, vì đây được xem là một hành động không phải phép. Tốt nhất là nên chuẩn bị việc lau chùi thật chu đáo và thực hiện một cách trang nghiêm thay vì chỉ lau chùi qua loa. Nhờ đó, cả gia đình sẽ luôn nhận được những sự hỗ trợ cũng như vận phúc và may mắn đến từ tổ tiên trong năm mới.

Một vài lưu ý khi rút chân hương
Sau khi thực hiện bao sái bát hương và dọn dẹp bàn thờ thì việc cần làm tiếp theo đó chính là rút chân hương. Việc rút chân hương cũng được xem là một trong những việc làm quan trọng và nên thực hiện theo đúng nghi thức. Tránh các hành động rút chân hương tuỳ tiện.
Thông thường, bát hương chỉ nên để lại 3 chân hương, tất cả những chân hương từ năm cũ sẽ được rút hết và hoá cùng với tiền vàng
Đối với bát hương thờ cúng những người vừa mới mất trong vòng 3 năm trở lại đây thì sẽ giữ lại nhiều chân hương hơn. Nếu là đàn ông thì cần có 7 chân hương, còn nếu là phụ nữ thì sẽ cần giữ lại 9 chân hương, số còn lại sẽ được rút hết.
Sau khi rút xong chân hương và hoàn tất các công việc lau chùi thì sẽ tiến hành đặt các vật thờ cúng trên bàn thờ. Đồng thời, lưu ý là nên thay lại nước hoặc chum gạo muối mới và bỏ đi những thứ cũ. Cuối cùng là đọc bài khấn sau khi dọn dẹp xong ban thờ.

Có thể bạn quan tâm: Văn Khấn Hóa Vàng Sau Tết Nguyên Đán Và Các Lễ Vật Đi Kèm
Trên đây là một vài chia sẻ liên quan đến nghi thức bao sái bát hương trong dịp cuối năm mà Nhà 360 muốn gửi gắm tới bạn đọc. Đây được xem là một nét văn hoá truyền thống quan trọng và mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Đặc biệt là việc chuẩn bị văn khấn bao sái bát hương cũng như rút chân hương. Tất cả các công việc cần được tiến hành một cách trang trọng và hơn hết là thể hiện được tấm lòng thành kính của bậc con cháu đối với tổ tiên, ông bà.