
Nguyên nhân sơn tường bị nứt
Việc nắm rõ nguyên nhân khiến cho sơn tường bị nứt sẽ giúp bạn tìm được giải pháp khắc phục, đồng thời bảo vệ màng sơn cho bức tường của bạn.
Nguyên nhân gây nứt màng sơn có thể đến từ một số trường hợp sau:
Lựa chọn sơn kém chất lượng
Nguyên nhân đầu tiên khiến cho màng sơn bị nứt có thể đến từ việc bạn đã sử dụng dòng sơn kém chất lượng hoặc mua phải hàng nhái, hàng không có nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo. Điều này khiến sơn tường bị nứt và ảnh hưởng lớn đến chất lượng thi công.
Sử dụng sơn sai vị trí
Ngoài mua nhầm loại sơn kém chất lượng, việc sử dụng sơn không đúng với công năng và vị trí cũng là một trong những lý do khiến cho sơn tường bị nứt. Một số người vì tiếc phần sơn nội thất còn thừa mà dùng luôn cho bề mặt ngoại thất đã dẫn đến việc chất sơn không phù hợp và bị nứt bởi tác động từ môi trường.
Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ và sử dụng từng loại sơn sao cho đúng như chỉ dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng màng sơn sau khi thi công.
Kỹ thuật thi công không được đảm bảo
Người thợ thi công không lành nghề, không đảm bảo sơn đúng quy trình, kỹ thuật cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sơn tường bị nứt. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một đơn vị thi công uy tín để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến công trình của bạn.
Cách khắc phục tình trạng sơn tường bị nứt

Nếu bạn đã xác định được nguyên nhân khiến cho sơn tường bị nứt rồi, bạn có thể đến với một số biện pháp khắc phục đơn giản, dễ thực hiện ngay tại đây!
Đối với những vết nứt nhỏ
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra tình trạng vết nứt. Những vết nứt không ăn sâu vào tường sẽ dễ khắc phục hơn những vết nứt có tình trạng nặng. Khi đó, bạn có thể thực hiện biện pháp sau:
Đối với những vết nứt lớn
So với những vết nứt nhỏ, thì vết nứt lớn sẽ khiến bạn phải tốn công sức hơn, và thao tác xử lý cũng đòi hỏi nhiều công đoạn hơn:
Đối với những vết nứt sâu
Riêng trường hợp vết nứt bị nứt quá sâu thì đòi hỏi người xử lý phải có chuyên môn và xử lý đúng kỹ thuật. Vì thế, nếu gặp vấn đề này, bạn nên nhờ đến các đội ngũ, đơn vị để được hỗ trợ và khắc phục.
Một số sự số khác thường gặp khi sơn tường
Màng sơn bị chảy xệ
Đây cũng là một tình trạng khá thường gặp khi sơn tường. Nguyên nhân có thể đến từ việc bạn đã pha sơn quá loãng, bề mặt sơn quá nhẵn khiến độ bám dính không được đảm bảo, sơn có chất lượng kém, màng sơn thi công quá dày hoặc do quá trình phun sơn được thực hiện quá gần với bề mặt thi công.
Để khắc phục và phòng ngừa, bạn cần lưu ý các điều sau:
Màng sơn bị nhăn
Màng sơn bị nhăn ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của công trình. Nguyên nhân khiến cho màng sơn bị nhăn có thể đến từ việc màng sơn quá dày, sơn trong thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm ướt, thợ sơn sơn không đúng kỹ thuật, bề mặt sơn có tạp chất hoặc do sự cố như trời mưa.
Bạn có thể phòng ngừa và khắc phục bằng một số lưu ý sau:
Sơn bị ố vàng
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do sơn được sử dụng trong điều kiện môi trường có nhiệt độ quá cao, cũng có thể sơn alkyd hoặc dầu bóng bị oxi hóa theo thời gian, hoặc lý do đến từ việc sơn alkyd được sử dụng tại nơi không có ánh sáng.

Để phòng ngừa tình trạng này xảy ra, bạn cần phải sử dụng các loại sơn được sản xuất chuyên dụng cho từng khu vực. Như thế sẽ hạn chế việc tường bị ố vàng.
Sơn tường có độ che phủ kém
Hiện tượng này khiến cho lớp sơn sau khi khô không đủ để che phủ bề mặt. Nguyên nhân có thể đến từ việc chất lượng sơn không đạt, dụng cụ sơn không đúng, không phù hợp, màng sơn quá mỏng hoặc do màu sơn nhạt hơn bề mặt thi công.
Để ngăn chặn và khắc phục tình trạng này, bạn nên sơn lót trước khi sơn phủ đối với tường có màu quá đậm hoặc đã có sẵn hoa văn. Ngoài ra, việc pha dung môi cũng như sử dụng đúng công cụ cũng vô cùng quan trọng đối với kết quả thi công.
Tường xuất hiện nấm mốc
Rêu tảo và nấm mốc là những loại thường gặp trên tường. Những loại này khiến cho tường bị ẩm ướt và trông mất vệ sinh, mất thẩm mỹ, thường xuất hiện ở những nơi như nhà bếp, nhà tắm, phòng giặt…
Nguyên nhân có thể đến từ tính chất vị trí của không gian đó có sự ẩm ướt, do sơn không đảm bảo chất lượng, màng sơn có độ ẩm cao, sơn lỏng, màng sơn mỏng, sơn không có thành phần diệt mốc hoặc do bề mặt tường có rêu mốc nhưng thợ lại không xử lý kỹ trước khi thi công. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể đến từ việc dùng sơn nội thất cho bề mặt ngoại thất.
Để khắc phục và phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể dùng 1 giọt thuốc tây, nhỏ vào các đốm màu để kiểm tra xem đó là gì, nếu là râu mốc thì đốm màu sẽ mờ đi. Sau đó chà rửa bề mặt bằng dung dịch tẩy rửa.
Đồng thời, khi sơn nhà, bạn nên dùng loại sơn có thành phần chống rêu mốc và bật quạt gió tại những nơi thường có độ ẩm cao để tránh tình trạng này có thể xảy ra.
Sơn có vết cọ không đều
Hiện tượng này xảy ra khi người thợ không đợi lớp sơn đầu tiên khô hoàn toàn mà sơn thẳng lớp sau lên khiến cho độ đặc của sơn quá cao, từ đó gây ra những vết cọ không đều.

Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên đợi cho lớp sơn đầu khô hoàn toàn rồi mới bắt đầu thi công lớp sơn tiếp theo. Đồng thời, trong khi sơn hãy sơn một cách nhẹ tay và theo cùng một hướng. Cuối cùng là hãy pha sơn theo đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn.
Sơn có vết con lăn
Hiện tượng này khá quen thuộc, dấu hiệu thường thấy là màng sơn sẽ không có sự bằng phẳng và để lại nhiều vết cọ sau khi khô. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này thường do người sơn đã sử dụng dòng sơn kém chất lượng, hoặc do dụng cụ sơn không đạt chuẩn. Ngoài ra, cũng có thể lý do đến từ việc người thợ sơn lớp sau lên lớp đầu vẫn chưa khô hoàn toàn.
Để phòng ngừa tình trạng có vết con lăn, bạn nên sử dụng loại sơn có chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có độ dàn phẳng tốt. Việc sử dụng con lăn chất lượng và thi công đúng kỹ thuật cũng vô cùng quan trọng, góp phần tăng hiệu quả thi công sau các lớp sơn.
Bên trên là 3 nguyên nhân gây ra hiện tượng sơn tường bị nứt cùng một số biệt pháp khắc phục mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp các giải quyết một số tình trạng sơn tường bị lỗi thường gặp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và cảm ơn bạn vì đã đón đọc!