Được biết, trước khi trở thành CEO IDP, chị Đặng Phạm Minh Loan chính là đại diện của VinaCapital tại công ty này và giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. Dù vậy, số phận đã đưa đẩy người phụ nữ vốn chuyên về đầu tư lại trở thành người điều hành chính của “con tàu sắp đắm” IDP vào năm 2018.
Có thể thấy, chị Đặng Phạm Minh Loan chính là nữ CEO rất hiếm hoi trong ngành sữa xuất thân từ người giám sát của quỹ đầu tư và tự nguyện chuyển sang điều hành trực tiếp để có thể cứu khoản đầu tư do chính bản thân của mình kiến tạo.

Người phụ nữ lựa chọn khi không còn gì để mất
Nói về quyết định trở thành CEO của IDP, chị Loan cho hay: “Khi đưa IDP về VinaCapital, mình cũng có những hoài bão rất lớn với triển vọng của công ty này với mục tiêu xây dựng IDP trở thành một tập đoàn về hàng tiêu dùng của Quỹ VOF thuộc VinaCapital. Thế nhưng, có những thứ không như mong muốn xảy ra: Có thể do ngoại cảnh cũng có thể do chiến lược. Đến khi trải qua 2 năm liền công ty liên tục lỗ, mình rất căng thẳng vì là người kiến tạo thương vụ đó”.
Lúc đó, đội ngũ đầu tư doanh nghiệp tư nhân ở VinaCapital từng tạo ra những thành tựu lớn và làm nên tên tuổi của quỹ VOF cùng với các nhà đầu tư tài chính quốc tế nhờ vào những thương vụ ví dụ như Hòa Phát, Masan, Vinamilk, Hoàn Mỹ, Bảo vệ thực vật An Giang,…
Tuy nhiên, nếu như chỉ một thương vụ IDP thất bại cũng có thể xóa bỏ tất cả uy tín của bản thân và đồng nghiệp, uy tín của VinaCapital và làm ảnh hưởng đến rất nhiều nhà đầu tư của quỹ. Viễn cảnh khi đó còn u ám hơn thế. IDP cũng đứng trước nguy cơ phá sản với hơn 1.300 nhân viên có thể mất đi việc làm. Vào khoảng giữa năm 2018, chị Loan đã bắt đầu lóe lên suy nghĩ rằng: “Không còn gì để mất, tại sao không thử?” đồng thời đưa ra đề nghị cho cả hai bên cả phía IDP và phía VinaCapital là bản thân muốn đổi vai từ Chủ tịch HĐQT thành CEO. Chỉ đơn giản là chị nghĩ không còn gì để mất thôi.
Lựa chọn nhận vị trí CEO, chị Loan tâm sự rằng thực tế, trước khi nảy sinh ra ý định trở thành CEO, chị cũng tham gia khá sâu vào việc giải cứu IDP rồi. Hơn thế, lúc đó tình hình công ty cũng rất khó đó chính là hơn một nửa lãnh đạo chủ chốt nghỉ việc và lỗ lớn hai năm liên tiếp đến âm vốn chủ sở hữu, chiến lược cũng dường như bế tắc nên cũng không dễ trong việc tìm người. Vào thời điểm đó, sau một thời gian tái cơ cấu danh mục thì hoạt động phân phối và cắt giảm chi phí marketing, công ty đã có thể giảm lỗ và tiến gần đến điểm hòa vốn. Tuy nhiên khả năng phát triển mạnh khỏe trở lại để tiến hành thoái vốn cho nhà đầu tư vẫn còn rất mờ mịt và chưa kể đến khoản vay cổ đông (quỹ VOF) để giúp cho công ty có thể cầm cự về dòng tiền và sẽ sớm đến hạn trả nợ. Nếu như quỹ hay ngân hàng rút vốn vay thì công ty sẽ mất thanh khoản và khả năng phá sản như chơi.
Chị Loan cho biết, bản thân đã nghĩ đến viễn cảnh những người công nhân nhà máy ở Ba Vì mất việc sẽ đi về đâu? Những người ở thành phố còn dễ kiếm việc chứ ở Ba Vì thì khó lắm. Lúc đó cũng có lúc lời mời lương thưởng hậu hĩnh, cao hơn cả VinaCapital rất nhiều nhưng chị cứ nghĩ đi nghĩ lại: “Nếu như mình không vực dậy được công ty này, nếu như mình không ở đây để gánh những trách nhiệm này thì ai sẽ làm việc đó?”.

Kỷ niệm đáng nhớ với cây “kem chuối đặc biệt”
Nói về kỷ niệm đặc biệt với việc giải cứu IDP trước khi trở thành CEO, chị Loan bộc bạch: “Trong 2 năm thua lỗ, IDP vô cùng khó khăn và mình đã đề xuất VinaCapital giải ngân một khoản vay để cứu công ty nhưng vẫn chưa thay đổi được gì. Vào đầu năm 2018, công ty bắt buộc phải vay thêm khoản thứ hai để tiếp tục cầm cự. Lúc đó, phía VinaCapital thật sự rất lo lắng về tình hình của IDP và sợ sẽ mất thêm tiền nếu tiếp tục giải ngân. Nghĩa là càng giải ngân thêm thì càng mất nhiều hơn”.
Cá nhân của chị lúc đó cũng bị giằng xé giữa quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm đối với hơn 1.300 nhân viên của IDP. Và thực sự lúc đó chị tin rằng bản thân tin vào trái tim hơn là lý luận. Trái tim đã mách bảo chị tằng “Chúng ta sẽ có đường ra!” và cứ thế nhắm mắt mà đi tới thôi. Chị nhớ lại khoảnh khắc trước hội đồng đầu tư để thuyết phục khoản vay thứ hai cho IDP. Đó chính là phòng họp lớn của VinaCapital, các thành viên trong hội đầu tư, ban pháp chế ngồi gần kín. Vào hôm đó thì chị cảm thấy bản thân như trái chuối được đặt lên bàn và mỗi người cầm cái dao bằng, đập nát như một cái kem chuối vậy.
Bình thường chị Loan là một người rất nóng tính, nếu có ai hỏi những câu không hợp lý thì chị sẽ rất dễ nổi nóng. Vậy nhưng hôm đó chị lại kiên nhẫn và vững vàng từ phút đầu cho đến phút cuối trong 2 tiếng đồng hồ. Kết quả là được mọi người đồng ý. Chị Loan bộc bạch: “Thực ra, sau cuộc họp đó, mình vẫn nhớ anh Andy Ho (Giám đốc Điều hành VinaCapital) còn rất lo lắng. Anh Andy tổ chức thêm một cuộc họp gồm 3 người: Loan, anh Andy Ho và anh Don (Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital)”.
Chị kể lại, bản thân vẫn nhớ giữa phòng họp lớn, ba người ngồi ngay đầu chiếc bàn to và dài và chị cảm thấy nhỏ bé. Anh Don ngồi giữa, đầu bàn là chị và anh Andy mỗi người một bên. Chị vẫn giữ cho mình được tâm thế vững vàng, kiên trì và bền bỉ, quyết tâm thuyết phục các anh.

Theo chị Loan, Anh Don là người cực kỳ thông minh. Anh hiểu những gì xảy ra và hiểu cả bên trong mình đang suy nghĩ gì. Sau khi nghe trình bày thì anh ấy đã thở dài và nói rằng: “Chúng ta còn lựa chọn nào khác không?”. Chị Loan trả lời ngay: “Dạ, không anh!”. Anh ấy bảo: “Vậy thì làm thôi!”. Chị đã thở phào.
Cũng vào thời khắc đó, chị đã hiểu ra rằng quyết định đó, của tất cả mọi người trong đó trách nhiệm chính là anh Don, mang tính con người nhiều hơn chính là một quyết định về tài chính và đầu tư. Lúc đó chị nghĩ rằng các anh cũng nghĩ giống chị và nghĩ đến 1.300 con người ở IDP.
THAM KHẢO THÊM:
Thay đổi mang tính bước ngoặt
Nói về việc công ty có thể phát triển vượt bậc dù cho chị Loan không phải là một CEO có nhiều kinh nghiệm về ngành sữa và marketing, nữ doanh nhân này cho hay, sau một thời gian tái cơ cấu hệ thống phân phối thì doanh số của IDP vào thời điểm cuối năm 2018 ở mức khoảng 120 – 130 tỷ đồng/tháng. Và dù cho doanh số của IDP khi đó không cao hơn so với thời điểm 4 năm trước khi VinaCapital đầu tư nhưng nền tảng của IDP đã rất khác. Hệ thống quản trị từ việc tổ chức con người, các bộ phận chức năng cùng phần mềm quản trị tương đối đầy đủ giống như một doanh nghiệp FMCG bài bản và thương hiệu Kun được nhiều người biết đến đã chiếm phần lớn doanh số. Thậm chí trong một số phân khúc còn nhiều dư địa cho cạnh tranh. Và đây cũng chính là những điều kiện đầu tiên cho sự phát triển. Nữ CEO này nhấn mạnh: “Đương nhiên yếu tố quan trọng đầu tiên cho sự thay đổi liên quan đến yếu tố con người, đó là sự đoàn kết. Khi mình và những lãnh đạo ở IDP chia sẻ được với nhau sứ mệnh phải đưa công ty vượt qua khó khăn, điều đó được lan tỏa tới cả những nhân viên phía dưới thì sức mạnh tạo ra rất lớn”.

Theo chị, họ đã làm việc với trách nhiệm không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả đội ngũ của mình và cho cả công ty nữa. Trong công ty thì mọi người giảm bớt cái tôi xuống và nghĩ đến người khác nhiều hơn. Lấy ví dụ như người làm sản phẩm, marketing thì chị sẽ nói với họ hãy nghĩ đến những nhân viên bán hàng mỗi ngày nắng nôi đi hàng trăm cây số ở vùng núi và nếu như họ làm tốt công việc của họ thì sẽ giúp cho các bạn đó có thể đỡ vất vả đi nhiều nhiều trong việc bán hàng, thuyết phục các chủ tiệm tạp hóa. Chính sự đoàn kết và trách nhiệm cao đã được tạo ra không phải vì thành tích mà hay điều gì xa xôi mà chính là lợi ích cho mình những đồng nghiệp và cộng sự của mình.
Đối với chị Loan, thực tế thì đội ngũ của chị không có những người xuất sắc hay tiếng tăm ở trên thị trường hay nói giỏi nhưng đổi lại họ làm giỏi. Chị Loan cũng cảm thấy tự hào với những con người IDP, khi đó và hiện tại, một đội ngũ tinh nhuệ và đầy trách nhiệm mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được.