Thấm tường nhà xuất phát từ đâu?
Hiện tượng các vách tường nhà bạn bị thấm nước đang xảy ra khá phổ biến tại những ngôi nhà cũ. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này xuất phát từ các lý do dưới đây:

Hậu quả của hiện tượng thấm tường nhà
Thấm tường chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng nhà ở bị xuống cấp. Đồng thời hiện tượng còn gây nên các vết nứt nẻ, bong tróc tiềm ẩn các nguy cơ không thể lường trước. Chính vì vậy khi nhà ở vừa có các dấu hiệu nhỏ bạn cần thực hiện cách khắc phục để không bị lan ra các khu vực khác.
Bên cạnh đó thấm nước cũng gây nên các vấn đề cháy nổ các ổ điện, gây hư hỏng cho các thiết bị điện tử sử dụng trong gia đình. Môi trường ở ẩm ướt chính là khu vực tạo điều kiện cho các loại nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi. Tình trạng kéo dài dễ gây nên các loại bệnh về hô hấp, viêm da cơ địa, nấm da đặc biệt đối với trẻ em và người già.
Một số cách áp dụng chống thấm tường nhà cũ
Giai đoạn thực hiện chống thấm tường của nhà cũ giúp cho công trình thêm phần mới đồng thời tiết kiệm nguồn chi phí tối ưu. Tuỳ vào mức độ thấm tường mà con người có thể áp dụng các cách phù hợp. Điển hình:
Chống thấm bằng chất phụ gia
Phụ gia chống thấm là một loại hỗn hợp được trộn cùng bê tông tươi để có thể ổn định được kết cấu. Ngăn chặn tối đa hiện tượng thấm nước vào tường, giảm đi tình trạng nứt vách bên trong kết cấu.
Tuy nhiên chất phụ gia chống thấm kết hợp với bê tông chỉ mang đến tác dụng hỗ trợ thấm nước chứ không thể mang đến hiệu quả tuyệt đối. Hỗn hợp cần phải kết hợp cùng với các loại chất chống thấm khác để phủ bề mặt thì mới có hiệu quả 100%.
Chống thấm tường nhà cũ – Sơn chống thấm
Sơn chống thấm là một vật liệu hoá chất tồn tại ở dạng lỏng sử dụng để phủ lên mặt tường. Trong quá trình sử dụng có thể hạn chế được hiện tượng thẩm thấu nước tác động vào bên trong.
Sơn chống thấm trên thị trường có đa dạng các màu sắc và loại khác nhau, bạn có thể lựa chọn loại phù hợp với sở thích màu sắc. Hỗn hợp này chính là lớp bảo vệ bên ngoài có thể chịu được nhiều tác động của môi trường cũng như thời tiết.

Hỗn hợp chống thấm
Đây chính là một trong những cách chống thấm tường nhà mang đến hiệu quả tuyệt đối. Chất chống thấm là hỗn hợp dạng lỏng kết hợp với xi măng có hiệu quả ngăn nước đồng thời bảo vệ kết cấu bê tông bền lâu.
Hỗn hợp chống thấm cho tường chính là sản phẩm đắc lực được sử dụng để chống thấm các công trình công nghiệp, nhà ở. Ngăn chặn tối đa hiện tượng thấm dột khi so sánh với các vật liệu trên thị trường khác.
Để có thể thực hiện chống thấm mang đến hiệu quả tối đa cho ngôi nhà bạn cần thực hiện kết hợp cả 3 cách trên. Đầu tiên sử dụng hỗn hợp chống thấm trộn với bê tông để có thể bảo vệ kết cấu.
Tiếp đến sử dụng vật liệu chống thấm có kết hợp với xi măng để ngăn chắn nước xâm nhập vào bên trong. Cuối cùng lót bên ngoài một lớp sơn phủ chống thấm để mang đến hiệu quả bảo vệ lâu dài nhất.
Quy trình chống thấm tường nhà hiệu quả
Đối với ngôi nhà cũ có tường bị thấm nước bạn cần thực hiện các bước trong quy trình chống thấm để mang lại kết quả tuyệt đối. Cụ thể:
Bước 1: Cạo sạch lớp sơn tường bị bong tróc sau đó vệ sinh sạch sẽ các vị trí bị thấm tường có lớp rêu bao phủ.
Bước 3: Tìm ra vị trí những vết nứt, kẽ hở bị co giãn bởi vật liệu xây dựng để quá lâu.
Bước 3: Sử dụng hỗn hợp hồ vữa để trám những khu vực vết hở với tường nội thất sau đó sử dụng bột chống thấm chuyên dụng.
Bước 4: Xử lý hiện tượng thấm tường bằng sơn chống thấm bằng cách sử dụng sơn chống thấm. Bạn cần phủ lên một lớp sơn lên bề mặt khô thoáng đã được làm sạch trước đó.

Những sai lầm khi chống thấm tường nhà cũ
Với những vết thấm tường muốn khắc phục trước hết bạn cần phải làm sạch về mặt xung quanh sau đó mới có thể sử dụng bả và lăn sơn. Nếu không áp dụng chính xác mà chỉ sơn trực tiếp rất dễ xảy ra hiện tượng bong tróc.
Đa phần các chủ thầu đều chú trọng khâu chống thấm tại các khu vực nhà tắm, phòng vệ sinh, sân thượng sau đó mới đến các vách tường nhà. Tuy nhiên họ sai lầm rằng sau khi hoàn thành công trình chỉ thực hiện chống thấm phần tường nằm bên ngoài để ngăn chặn mưa gió gây thấm nước.
Thêm vào đó việc chống thấm không được thi công ngay từ khi xây dựng mà chỉ thực hiện chống thấm ở những vị trí bị thấm nước. Bạn không biết được rằng toàn bộ xung quanh mặt tường sẽ phải chịu thấm nước với khoảng thời gian rất lâu trước đó.
Cũng có nhiều người thường không quan tâm đến việc chống thấm họ nghĩ rằng chỉ cần vữa xi măng là có thể tạo nên màng chống thấm tối ưu. Tuy nhiên trên thực tế xi măng chỉ có hiệu quả liên kết các hỗn hợp với nhau chứ không hề có khả năng chống thấm.
Tốt nhất để đảm bảo quá trình chống thấm bạn cần phải làm mặt tường được sạch sẽ, khô ráo. Bên cạnh loại bỏ lớp sơn cũ và phần rêu mốc gia chủ cũng cần phải che lấp các vết nứt xung quanh.
Chống thấm tường nhà cũ cần lưu ý điều gì?
Chống thấm tường được chia làm 2 loại khác nhau, đối với tường cũ bạn cần loại bỏ lớp sơn cũ sau đó làm sạch bằng hóa chất hoặc thiết bị máy móc chuyên dụng. Đồng thời để đạt được hiệu quả chống thấm tuyệt đối bạn cần đảm bảo bề mặt thi công phải đặt độ ẩm lên đến 16%.
Đối với những loại tường mới cần sử dụng bột chống thấm sau đó mới làm phẳng bề mặt. Tiếp tục thực hiện sơn lót sau cùng mới sử dụng đến sơn chống thấm để đạt độ bền lâu về sau.
Tại những điểm rạn nứt giữa mái và tường nếu không thể trám thì cần sử dụng một tắc kê cố định bằng tấm nhôm để che nước. Nếu trường hợp phần mái bị dột nước phải kiểm tra độ võng của xà gỗ để cố định sau đó mới trám xi măng. Đối với vị trí khe tiếp giáp ở các tường liền kề cần lên phương án phù hợp để ngăn chặn thấm nước từ ngôi nhà này sang ngôi nhà khác.
Hy vọng những thông tin về chống thấm tường nhà cũ trên đây hữu ích cho bạn. Sử dụng các hỗn hợp chống thấm phù hợp cũng như thực hiện đúng quy trình để có kết quả mong muốn nhất nhé.