Nghề kế toán tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh kế toán được gọi là Accounting, họ là người giữ vai trò ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin phản ánh tình hình hoạt động tài chính của cơ quan nhà nước, một tổ chức, doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh doanh tư nhân,… Đây là một vị trí cực kì quan trọng và không thể thiếu trong bộ máy hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Bộ phận kế toán sẽ liên quan đến cả những vị trí khác trong một doanh nghiệp chứ không đơn giản chỉ là tính toán thu chi của cả tổ chức.

Mọi hoạt động chi tiêu của một doanh nghiệp đều cần phải thông qua bộ phận kế toán, họ là bộ phận nắm bắt toàn bộ những khoản thu chi và sẽ tính toán theo từng ngày, từng tháng, từng quý và tổng hợp cả năm để chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt được lỗ lãi của đơn vị và có chính sách cân đối phù hợp.

Hiện nay, kế toán được chia thành hai loại cụ thể như:

– Kế toán doanh nghiệp: Là nhân viên kế toán chuyên làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời càng nhiều càng tốt

– Kế toán công: Là những người làm việc tại những đơn vị hoạt động trong nhà nước, các tổ chức xã hội, từ thiện không vì mục đích kinh doanh sinh lời như doanh nghiệp tư nhân.

ketoan1-1666628532.jpg
Trong tiếng Anh kế toán được gọi là Accounting, họ là người giữ vai trò ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin phản ánh tình hình hoạt động tài chính. Ảnh minh hoạ

Phân loại kế toán trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường kế toán được phân loại thành nhiều kiểu chuyên chịu trách nhiệm mỗi một lĩnh vực riêng khác nhau như:

– Kế toán công: Là người làm kế toán trong cơ quan Nhà nước hay các tổ chức từ thiện, xã hội. Khác với kế toán bình thường họ không làm việc trực tiếp với các vấn đề tài chính của tổ chức mà họ chỉ làm việc với chủ thể để nắm bắt được tình hình kinh tế, tài chính.

– Kế toán pháp y: Đây là những người sẽ sử dụng nghiệp vụ kế toán đã được học để điều tra các trường hợp sai phạm, kiện tụng, hay các tổ chức có dấu hiệu bất thường về kinh tế diễn ra trong hoạt động thương mại, tài chính của doanh nghiệp.

– Kế toán tài chính: Đây là nhiệm vụ mà người kế toán sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận những công việc xoay quanh các vấn đề về tài chính như: theo dõi, phân tích, xây dựng số liệu của doanh nghiệp để đưa ra những bản báo cáo tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp nhìn nhận được tình hình khó khăn hay thuận lợi của doanh nghiệp.

– Kế toán quản trị: Đây là những người sẽ chịu trách nhiệm theo sát quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xem xét các mục tiêu và con số lợi nhuận đặt ra trước đó có được hoàn thành hay không. Nhờ vào những con số mà kế toán quản trị cung cấp thì chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn với các chiến lược phát triển trong tương lai.

– Kế toán dự án: Đây là những nhân viên kế toán chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng họ sẽ giúp các nhà thầu quản lý tài chính cho dự án của mình. Kế toán dự án sẽ đảm nhận việc chuẩn bị hồ sơ công trình, theo dõi chi phí dự án và giải trình khi dự án hoàn thành.

– Kế toán xã hội: Đây là vị trí mà người kế toán sẽ phải đảm nhận vai trò thống kê, cập nhật và báo cáo các hoạt động kinh tế xã hội của doanh nghiệp đã đóng góp như thế nào tới cộng đồng. Thường thì những báo cáo của kế toán xã hội sẽ được gửi cùng với báo cáo tài chính hàng năm của tổ chức doanh nghiệp.

Kế toán đảm nhận những công việc gì

Mọi người vẫn thường nghĩ kế toán chỉ đơn giản là phụ trách những công việc tính toán chi tiêu của một tổ chức, doanh nghiệp nhưng trên thực tế đây là vị trí phải đảm nhận rất nhiều công việc và khá áp lực. Cụ thể, họ sẽ phải làm những việc như sau:

-Thu thập các thông tin về tình hình hoạt động tài chính, kinh tế của công ty, doanh nghiệp.

– Xử lý thông tin và các phát sinh về tài chính, kinh tế cũng như những thống kê về giấy tờ, con số, sổ sách theo tháng, quý, năm.

-Đảm nhận nhiệm vụ giám sát các chứng từ, hóa đơn kế toán hàng ngày.

– Kiểm soát giấy tờ, chứng từ cũng như những con số liên quan đến hoạt động thu chi, xuất nhập hàng hóa của một doanh nghiệp, tổ chức.

-Thống kê, ghi chép các số liệu, con số về thu chi để khớp tuyệt đối với các bộ phận khác.

– Thực hiện bảng báo cáo hàng tháng để nộp cho cấp trên và đưa các số liệu vào sổ kế toán quản lý.

– Tiếp nhận thông tin về chi phí phát sinh của các bộ phận khác để rà soát, khớp lại với giấy tờ của doanh nghiệp.

-Bên cạnh đó, đối với từng vị trí kế toán riêng sẽ có những công việc và nhiệm vụ cụ thể phải chịu trách nhiệm như đối với kế toán thuế sẽ phải đảm nhận thêm việc xử lý các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác.

– Kế toán bán hàng: Sẽ phải đảm nhận thêm việc kiểm soát các hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty với đối tác, đây là vị trí cần đến sự cẩn thận và chính xác ở từng hóa đơn, chứng từ liên quan.

– Kế toán kho: Sẽ đảm nhiệm vai trò giải quyết các công việc liên quan đến xuất nhập hàng hóa trong kho, hàng tồn cũng như tình hình hàng hóa đã bán ra để báo cáo lên cấp trên.

– Kế toán tổng hợp: Đây là vị trí sẽ phải đảm nhận tất cả các công việc tài chính của doanh nghiệp, đây là vị trí yêu cầu đến sự đa năng và toàn diện trong công việc kế toán.

ketoan3-1666628532.jpeg
Mọi người vẫn thường nghĩ kế toán chỉ đơn giản là phụ trách những công việc tính toán chi tiêu của một tổ chức, doanh nghiệp nhưng trên thực tế đây là vị trí khá nhiều áp lựcẢnh minh hoạ

Yêu cầu công việc đối với nghề kế toán

Muốn trở thành một kế toán giỏi thì bắt buộc phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kĩ năng như sau:

– Kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp số liệu: Đây là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất với nghề kế toán vì họ thường xuyên phải làm việc với những con số, do đó, họ bắt buộc phải có kỹ năng tổng hợp, phân tích chính xác thì mới đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Kỹ năng lập kế hoạch: Công việc của kế toán sẽ thường xuyên phải báo cáo và theo dõi tình hình kinh doanh định kì nên cần phải biết cách lập kế hoạch tránh các việc chồng chéo.

– Kỹ năng giao tiếp tốt: Đây là kĩ năng bắt buộc phải có vì nhân viên kế toán sẽ làm việc với nhiều bộ phận cần đến sự trao đổi, tương tác nên nếu có kĩ năng giao tiếp tốt công việc của họ sẽ trôi chảy hơn.

– Kỹ năng ngoại ngữ: Đây cũng là một kĩ năng được yêu cầu đối với những người làm kế toán để có thể làm nghề thành thạo. Vì hiện nay các doanh nghiệp làm việc với cả công ty nước ngoài nên khi trao đổi cần phải biết tiếng Anh để dễ dàng hơn.

– Kỹ năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng: Đây là kĩ năng bắt buộc phải có vì phải hiện nay hầu hết các con số đều thực hiện trên máy tính nên nhân viên kế toán không thể tính tay hay viết ra giấy như trước đây mà đều phải dùng các hàm cho độ chính xác tuyệt đối.

Cơ hội việc làm đối với ngành kế toán

Hiện nay, khi học ngành kế toán ra bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm chứ không chỉ có mỗi công việc kế toán như chúng ta vẫn biết. Một số vị trí mà bạn có thể đảm nhận như:

– Người quản lý số sách: Đây được xem là vị trí được nhiều người ứng tuyển nhất chuyên chịu trách nhiệm thu nhận thông tin, ghi chép con số hàng ngày và đánh giá dữ liệu, công việc được diễn ra mỗi ngày.

– Kế toán viên: Đây là vị trí cần đến nhiều chuyên môn hơn khi kế toán viên sẽ nhận số liệu rồi phân tích để đưa ra những đề xuất đúng đắn nhất.

– Giám sát viên: Đây là vị trí sẽ quan sát và hỗ trợ từng thành viên trong bộ phận kế toán để hoàn thành tốt công việc.

– Kế toán trưởng: Là vị trí tuyển chọn kĩ lưỡng và đảm nhận việc bao quát toàn bộ các hoạt động của thành viên trong phòng, đồng thời, tổ chức kiểm tra lại các thông tin số liệu trước khi trình lên ban lãnh đạo.

– Quản lý kế toán: Chuyên chịu trách nhiệm lập báo cáo thu chi định kỳ nhưng không liên quan đến các khoản chứng từ tài chính của công ty.

– Quản lý kho bạc – Thủ quỹ: Đây cũng là vị trí mà học ngành kế toán ra có thể đảm nhận khi trở thành quản lý kho bạc hoặc thủ quỹ trong các ngân hàng, công ty, doanh nghiệp…

– Kiểm soát viên tài chính: Những người đảm nhận vị trí này thường là người đã có kinh nghiệm làm việc chuyên chịu trách nhiệm giám sát, đảm bảo rằng các hồ sơ, tài liệu được lưu trữ thích hợp, khớp với các số liệu của các bộ phận khác.

Mức thu nhập của ngành kế toán

Theo thống kế trên thị trường hiện nay với những sinh viên mới ra trường mức lương của kế toán có thể dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng, nếu như là những người có kinh nghiệm thì mức lương có thể cao hơn từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Thậm chí, nhân viên kế toán có thể nhận thêm các công việc làm giấy tờ, sổ sách cho các doanh nghiệp để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên họ phải là những người thật sự có năng lực thì mới đảm nhận được công việc này.

ketoan-1666628532.jpeg
Để trở thành một kế toán giỏi thì bạn cần phải có kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ cao. Ảnh minh hoạ

Để trở thành một kế toán giỏi thì bạn cần phải có kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ cao, đây là một ngành có thu nhập khá cao nên cũng phù hợp với những bạn trẻ mới ra trường muốn tìm công việc ổn định trang trải cuộc sống. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết mà bạn quan tâm cho vị trí kế toán.

Ngành kế toán là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học nhất trên thị trường hiện nay. Song, để trở thành một kế toán giỏi thì không hề đơn giản vì kế toán là một vị trí phải đảm nhận rất nhiều công việc liên quan đến con số.
TIN LIÊN QUAN
Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0939.964.689