Ngành Nhân học là gì?

Ngành nhân học trong tiếng Anh gọi là Anthropology là ngành chuyên nghiên cứu tổng hợp về con người, nguồn gốc cụ thể cũng như sự phát triển về tôn giáo, nghệ thuật cũng như các tổ chức chính trị xã hội của con người… Có thể thấy phạm vi nghiên cứu của ngành khoa học này chuyên nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và nguồn gốc của con người cũng như đời sống của con người. Bên cạnh đó, nhân học còn là ngành chuyên nghiên cứu về mối quan hệ của con người trong mối quan hệ cộng đồng dựa trên việc đánh giá các phương diện khác của con người như sinh học, xã hội, văn hóa… Và cũng nghiên cứu các hình thái sinh học, kinh tế văn hóa xã hội của con người trong các cộng đồng sống chung hay những dân tộc với nếp sống khác tùy vào từng thời kì cụ thể. Thông thường, ngành nhân học được phân thành 5 lĩnh vực đa dạng để thuận tiện cho việc nghiên cứu như sau:

Nhân học hình thể

Khảo cổ học

Nhân học Văn hóa – Xã hội

Nhân học ngôn ngữ

Nhân học ứng dụng

nhan-1664761787.jpg
Ngành nhân học trong tiếng Anh gọi là Anthropology là ngành chuyên nghiên cứu tổng hợp về con người. Ảnh minh họa

Học ngành nhân học thi khối nào điểm chuẩn bao nhiêu? 

Để theo học ngành nhân học thì có rất nhiều sự lựa chọn cho các bạn thí sinh, một số tổ hợp xét tuyển của ngành nhân học đã được đưa vào chương trình như:

– Khối A00: Toán – Vật lý – Hóa học

– Khối C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý

– Khối A00 D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

– Khối A00 D02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga

– Khối D03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp

– Khối D04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung

– Khối D05: Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức

– Khối D06: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật

– Khối D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh

– Khối D78: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Anh

– Khối D79: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Đức

– Khối D80: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Nga

– Khối D81: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Nhật

– Khối D82: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Pháp

– Khối D83: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Trung

Đối với ngành nhân học thì điểm chuẩn cũng không quá cao, điểm chuẩn trung bình sẽ phụ thuộc vào chỉ tiêu xét tuyển của từng trường và mặt bằng chung. Thông thường, điểm của ngành nhân học sẽ dao động trong khoảng từ 17 – 22.5 điểm.

Các trường đào tạo ngành Nhân học

Hiện nay, trên cả nước mới chỉ có 2 cơ sở đào tạo ngành nhân học để sinh viên có thể tham khảo như:

Khu vực miền Bắc

– Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Khu vực miền Nam

-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM

Đây đều là những trường có chất lượng đào tạo giỏi cùng với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Vì thế, sinh viên khi theo học hai cơ sở đào tạo này có thể yên tâm hoàn toàn vào chất lượng giảng dạy của nhà trường và các kiến thức tiếp thu được.

nhan2-1664761787.png
Hiện nay, trên cả nước mới chỉ có 2 cơ sở đào tạo ngành nhân học để sinh viên có thể tham khảo. Ảnh minh họa

Những tố chất cần thiết để theo học ngành Nhân học

Đối với ngành nhân học không đòi hỏi sinh viên theo học phải có nhiều tố chất đặc biệt nhưng vẫn cần phải có những yêu cầu cụ thể để có thể phát triển hết khả năng đối với ngành và gắn bó lâu dài:

-Cần có sự đam mê, ham mê học hỏi và nghiên cứu chuyên ngành nhân học

-Sử dụng ngoại ngữ tốt

-Có khả năng sáng tạo, tư duy logic, trí tưởng tượng phong phú.

-Khả năng tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm tốt

-Sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, cẩn thận,

-Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên theo học ngành Nhân học 

Tuy ngành nhân học chưa được đưa vào đào tạo trong nhiều trường đại học nhưng ngành này lại đang rất cần nhân lực và sinh viên có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc phong phú như:

– Cán bộ của các phòng ban tôn giáo

– Nhân viên phòng Hành chính, tổ chức

– Cán bộ làm việc trong ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch

– Trở thành biên tập viên, phóng viên, nhà báo cho các trang báo, tòa soạn

– Đảm nhận vị trí phóng viên, phát thanh viên, MC của các đài phát thanh, truyền hình

– Trở thành giảng viên giảng dạy các vấn đề tôn giáo, xã hội, văn hóa, dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành liên quan

– Cán bộ chuyên đảm nhận những vấn đề về dân tộc, tôn giáo… trong các cơ quan quân đội, công an.

– Trở thành nghiên cứu sinh trong các viện nghiên cứu ngôn ngữ học.

Nếu đảm nhận những vị trí và công việc trên thì bạn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc công ty truyền thông như:

– Cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương liên quan tới ngành học về lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội…

– Các cơ quan truyền thông như tòa soạn, đài phát thanh, đài truyền hình…

– Làm việc trong các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu cũng như các trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo nhân lực…

– Làm việc trong các công ty, tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến vấn đề nhân học.

– Làm việc trong các cơ quan quân đội, công an…

Mức lương trung bình dành cho người làm ngành Nhân học 

Hiện tại, chưa có thống kê chi tiết chính xác về mức thu nhập của ngành nhân học. Nhưng mức lương trung bình sẽ chỉ dao động từ 5 đến 7 triệu/tháng cho sinh viên mới ra trường. Vì thế, đây là một ngành khó “giữ chân” lâu người làm dù rất thiếu nhân lực.

nhan1-1664761787.jpg
Ảnh minh họa

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết và chính xác nhất về ngành nhân học. Nếu như muốn theo học ngành này thì bạn có thể xem xét và đánh giá các tiêu chí của bản thân và sở thích để quyết định có theo ngành này hay không.

Nhân học là ngành học còn khá mới ở Việt Nam và chưa được nhiều người biết đến, tuy nhiên, đây là một ngành học rất có tiềm năng để phát triển trong tương lai với những vị trí làm việc vô cùng phong phú.
TIN LIÊN QUAN
Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0939.964.689