Lòng tốt là gì?
Lòng tốt là một khái niệm không dễ định nghĩa. Đó là từ nói về đức tính tốt đẹp tạo nên giá trị con người và nâng cao chất lượng cuộc sống. Lòng tốt cũng có thể định nghĩa là những câu nói, cử chỉ, hành động của một người, tập thể hoặc cộng đồng đối với người khác. Bao gồm các hành động như giúp đỡ, khích lệ tinh thần người khác trong hoàn cảnh khó khăn, tạo động lực cuộc sống.
Lòng tốt có thể xuất phát từ những hành động nhỏ như một nụ cười, một cái bắt tay…
Theo lý thuyết, lòng tốt được khái niệm là một hành vi mang đặc điểm đạo đức của con người, theo khuynh hướng tích cực. Lòng tốt có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi vùng dân tộc, lãnh thổ. Lòng tốt của mỗi người có thể khác nhau ở cách thể hiện nhưng giống nhau ở giá trị, ý nghĩa mang lại.

Rèn luyện lòng tốt như một phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện lòng tốt là cách đồng cảm, yêu thương và chia sẻ khó khăn thiết thực nhất. Lòng tốt là tài sản vô giá của mỗi người, là sợi dây gắn kết các mối quan hệ giữa con người với nhau.
Lòng tốt tồn tại giúp giảm thiểu những tệ nạn xấu, những suy nghĩ tiêu cực cũng như tạo động lực giúp con người phấn đấu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Tại sao cần rèn luyện lòng tốt trong mỗi người?
Lòng tốt là một trong những phẩm chất, truyền thống đạo đức tốt đẹp được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Lòng tốt là cơ sở cần thiết để xây dựng và phát triển cộng đồng tốt đẹp, xã hội văn minh hơn.
Lòng tốt xây dựng các giá trị văn minh
Lòng tốt lan tỏa sự yêu thương, chia sẻ về mặt vật chất, tinh thần giữa con người. Lòng tốt là công cụ giúp đẩy lùi tệ nạn, xây dựng các giá trị văn minh, thể hiện lòng nhân đạo.
Trong công việc, lòng tốt có thể được xây dựng như một chiến lược kinh doanh hiệu quả, mang lại danh tiếng và uy tín cho mỗi người. Thể hiện lòng tốt có thể tạo ra những cơ hội trong tương lai cũng như cải thiện chất lượng các mối quan hệ. Bên cạnh đó, lòng tốt có thể được sử dụng như giải pháp phù hợp để hạn chế những tiêu cực, khó khăn trong công việc, kinh doanh.
Trong thời kỳ nền kinh tế và xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhu cầu về lòng tốt trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Những căng thẳng về giáo dục, kinh tế và nghề nghiệp gây ra những thiệt hại, tổn hại về tinh thần và vật chất đối với nhiều người. Bồi dưỡng và sử dụng lòng tốt đúng lúc, đúng chỗ có thể cải thiện sự đồng cảm trong xã hội, cộng đồng.

Thể hiện lòng tốt giúp cải thiện sức khỏe
Lòng tốt không chỉ khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ mà còn tác động đến sức khỏe tinh thần, thể chất. Những vấn đề về sức khỏe có liên quan đến căng thẳng trong khi làm việc có thể được hạn chế. Thường xuyên thể hiện lòng tốt giúp đẩy lùi cảm giác thù địch, tăng giao tiếp xã hội và hạn chế tình trạng trầm cảm.
Lòng tốt cải thiện các mối quan hệ
Lòng tốt là công cụ mạnh mẽ trong xây dựng và bồi dưỡng các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống, công việc. Lòng tốt nâng cao sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân. Thể hiện lòng tốt giúp các mối quan hệ được củng cố hoặc hàn gắn sau những xung đột.
Lòng tốt khi thể hiện sai cách trong môi trường làm việc
Lòng tốt là một trong những giá trị đáng quý của con người cần được lan toả. Tuy nhiên, nếu đặt lòng tốt không đúng chỗ, đúng lúc bạn sẽ gặp phải những phiền toái không đáng có.
Trở thành người nhàm chán
Lòng tốt thúc đẩy bạn thể hiện sự vui vẻ, lịch sự với đồng nghiệp trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, thể hiện lòng tốt thái quá sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy bạn nhàm chán, thiếu thú vị. Thậm chí, việc không bao giờ từ chối sự nhờ vả sẽ khiến hình ảnh của bạn trở nên yếu đuối trong mắt đồng nghiệp, cấp trên.

Không ai lắng nghe bạn
Lòng tốt có thể khiến bạn mất tiếng nói, địa vị tại nơi làm việc. Việc chấp nhận mọi sự nhờ vả ngay cả khi không muốn khiến bạn trở thành thành người không có tiếng nói cá nhân, thiếu chính kiến và dẫn đến những hậu quả như không ai muốn lắng nghe những suy nghĩ, quan điểm của bạn.
Làm việc quá sức
Nhiều người thể hiện lòng tốt bằng cách không bao giờ từ chối sự nhờ vả từ người khác, ngay cả khi khối lượng công việc vượt quá khả năng và thời gian của bản thân. Điều này vô hình chung gây ra áp lực trong công việc, lãng phí thời gian và công sức của bạn.
Bên cạnh đó, việc thể hiện lòng tốt sai cách cũng tạo ra những hiểu lầm không đáng có. Chính vì vậy, mỗi cá nhân đều cần học cách thể hiện sự từ chối đúng lúc, đúng chỗ để không làm mất đi giá trị của lòng tốt.

Cách nuôi dưỡng lòng tốt từ bên trong
Nuôi dưỡng lòng tốt không phải chuyện dễ dàng. Đôi khi bạn cần phải thay đổi nhận thức và các thói quen của bản thân mỗi ngày để rèn luyện lòng tốt.
Hành động với mục đích tốt
Làm việc với mục đích tốt, rõ ràng và chi tiết giúp bạn cải thiện tâm lý và tạo ra những hành động tích cực, tốt đẹp. Nhận thức chính xác mục đích tốt cũng giúp hành động của bạn có ý nghĩa rõ ràng hơn với người nhận.

Nhìn nhận sự việc xung quanh một cách lạc quan
Thông cảm, bao dung với hoàn cảnh của người khác cũng là cách để thể hiện lòng tốt. Hãy đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác và học cách làm thế nào để chia sẻ cùng họ. Đặc biệt, không bao giờ làm những việc bạn không muốn với người khác.
Hy vọng những thông tin đầy đủ, mới nhất trên đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về khái niệm lòng tốt và những khía cạnh của lòng tốt trong công việc, cuộc sống. Chúc bạn có những lựa chọn phù hợp trong rèn luyện bản thân và thể hiện lòng tốt đúng nơi đúng chỗ.