Làm rõ về Kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc và đời sống
Như thế nào là giải quyết vấn đề
Trong tiếng Anh, Kỹ năng giải quyết vấn đề được gọi là Problem Solving skills. Có thể hiểu đây là những khả năng xử lý và đưa ra quyết định khi gặp các tình huống bất ngờ, ngoài ý muốn. Kỹ năng này rất quan trọng và sẽ được ứng dụng trực tiếp vào đời sống hàng ngày, nhất là trong công việc của bạn.
Cuộc sống luôn có sự thay đổi và những tình huống không ngờ tới sẽ xảy ra. Vì vậy, bạn phải liên tục học hỏi, rút kinh nghiệm và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng sống. Nhiều trường hợp khi xảy ra vấn đề phát sinh, bạn thường không biết phải làm gì và sẽ đưa ra những quyết định sai lầm. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn đánh giá, phân tích sự việc một cách chính xác và có thể xây dựng được giải pháp để giải quyết tình huống trong công việc và cuộc sống. Khi bạn đã thành thạo được khả năng này thì việc xử lý và giải quyết vấn đề sẽ đơn giản hơn mỗi khi gặp phải những tình huống bất ngờ.

Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề
Về vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề, có thể thấy, nếu trong cuộc sống bạn không có khả năng đối mặt và đưa ra quyết định đúng đắn cho một tình huống không dự tính trước thì hậu quả đi đến rất khó lường. Vì vậy, trước khi đưa ra một quyết định nào đó bạn cần có sự đánh giá và phân tích được vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau. Qua đó, sẽ đưa ra được phương án tối ưu nhất để tránh mang đến những hậu quả không mong muốn. Trong nhiều trường hợp bạn không suy xét hay phân tích vấn đề kỹ lưỡng, vội vàng đưa ra quyết định thì những hậu quả không thể lường trước sẽ đến trong tương lai.
Có thể thấy, những lợi ích và bất lợi khi có và không có kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ được thể hiện qua kết quả cuối cùng. Việc rèn luyện kỹ năng này không chỉ mang lại những giải pháp tối ưu nhất mà còn giảm thiểu tối đa rủi ro khi bạn giải quyết các sự việc phát sinh.
Một số phương pháp để tối ưu kỹ năng giải quyết vấn đề
Bạn có thể xem lại các bài giảng về kỹ năng giải quyết vấn đề để phát hiện một khái niệm là “6 kỹ năng giải quyết vấn đề hay quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả”. Thế giới đã công nhận đây là một trong những phương pháp tư duy và đưa ra quy trình giải quyết vấn đề hiện đại, tiên tiến và phù hợp với hầu hết người dân toàn thế giới. Qua đó bạn có thể nhìn nhận, đánh giá và đưa ra quyết định giải quyết vấn đề hiệu quả trong thời gian ngắn.
1. Nhìn nhận và phân tích đúng đắn
Khi đối diện với một vấn đề mới phát sinh, bạn cần một phương pháp tư duy đúng đắn để đánh giá về mức độ quan trọng của nó, xem có cần thiết phải giải quyết ngay hay không. Trong trường hợp vấn đề này chưa cần thiết giải quyết ngay thì bạn nên dành thời gian nhiều hơn để tập trung phân tích và đánh giá vấn đề một cách kỹ càng. Bên cạnh đó, hãy ưu tiên giải quyết những việc khác quan trọng, cấp bách hơn để giảm thiểu tối đa những thiệt hại và rủi ro trong tương lai.

2. Xác định chính xác chủ thể của vấn đề
Tại bước tiếp theo cũng quan trọng không kém trong phương pháp tư duy giải quyết vấn đề là việc xác định đúng đắn nguyên nhân vấn đề, chủ sở hữu vấn đề là ai và người chịu ảnh hưởng từ vấn đề đó. Bởi, không phải cứ vấn đề nào liên quan đến bạn phát sinh thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết chúng. Trong trường hợp bạn không đủ thẩm quyền và năng lực giải quyết sự việc đó thì bạn có thể chuyển sự việc sang người có trách nhiệm để giải quyết. Chú ý rằng, không được tự ý hành động hay giải quyết khi có vấn đề không thuộc phạm vi và quyền hạn quản lý của mình. Như vậy, bạn sẽ tránh được những hiểu nhầm, mâu thuẫn hãy những rủi ro không đáng có.
3. Hiểu rõ nội dung vấn đề
Để có những giải pháp xử lý tốt nhất thì bạn phải nắm rõ nội dung của vấn đề phát sinh. Để hiểu được trọng tâm vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hay công việc thì bạn nên trả lời được những câu hỏi sau đây:
4. Lựa chọn giải pháp đúng đắn
Tiếp theo, một kỹ năng cũng rất quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề là khả năng có thể lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất. Qua giai đoạn nhìn nhận, phân tích và đánh giá một cách kỹ lưỡng thì bạn sẽ chuyển sang giai đoạn lựa chọn giải pháp để giải quyết chúng. Vậy, câu hỏi được đưa ra là làm thế nào để chọn ra một giải pháp tối ưu nhất trong số những giải pháp đã đề ra? Theo một số cuốn sách về kỹ năng giải quyết vấn đề, một giải pháp chính xác và tối ưu nhất để giải quyết phải thỏa mãn 3 đặc điểm sau:

5. Tiến hành thực hiện giải pháp
Sau khi đã có cho mình một giải pháp đúng đắn, tối ưu nhất để giải quyết thì bạn sẽ bước vào quá trình thực hiện giải pháp đó. Tại bước này, bạn cũng cần lưu ý một số đặc điểm sau:
6. Tiến hành đánh giá
Sau khi đã giải quyết được vấn đề thì công việc của bạn vẫn chưa kết thúc bởi bước đánh giá lại giải pháp đã thực hiện rất cần thiết. Bạn nên dành một khoảng thời gian để nhìn nhận lại toàn bộ quá trình xảy ra đến khi kết thúc sự việc và tổng kết hiệu quả hoặc hậu quả kèm theo những ảnh hưởng từ sự việc đó. Việc làm này sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong những trường hợp tiếp theo.
Một ví dụ hay về kỹ năng giải quyết vấn đề
Một ví dụ kinh điển có lẽ những bạn đã trải qua các lớp đào tạo kỹ năng đã được biết tới. Ví dụ này sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về cách áp dụng những kiến thức đã được học, được rèn luyện để giải quyết vấn đề phát sinh.
Giả sử, tại một cửa hàng kinh doanh máy lọc nước của một chuỗi các cửa hàng điện gia dụng thuộc tập đoàn nổi tiếng trong nước. Vấn đề hiện nay mà chủ cửa hàng đang đau đầu tìm phương án giải quyết là làm thế nào để doanh số tháng này của cửa hàng tăng lên so với tháng trước.

Trước hết, phải nhận định đây là vấn đề cấp bách, việc đầu tiên chủ cửa hàng nên làm chính là giải tỏa căng thẳng, lo lắng thì mới có thể tập trung vào từ khóa “tăng doanh số tháng này”. Để làm được vậy, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi như sau:
Sau khi đã trả lời chính xác những câu hỏi trên thì chắc chắn chủ cửa hàng sẽ đưa ra được một số phương án giải quyết. Bước tiếp theo sẽ là lựa chọn một giải pháp tối ưu nhất sau đó lập kế hoạch triển khai và giám sát tiến độ thực hiện. Làm việc một cách nghiêm túc cũng chính là yếu tố giúp giải pháp thực hiện thành công và cải thiện được tình hình một cách hiệu quả nhất.
Nhìn chung, để có được những kỹ năng trên thì việc rèn luyện thường xuyên bằng những tình huống thực tế là không thể thiếu. Trước tiên, nếu muốn phát triển kỹ năng này bạn phải tự tích lũy cho bản thân những kiến thức cơ bản nhất. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và học hỏi kiến thức trên internet, mạng xã hội chỉ bằng vài thao tác click chuột. Bạn sẽ mở ra một thế giới mới với vô vàn kiến thức, các tài liệu hay cho những chủ đề mà bạn muốn tìm hiểu. Vì vậy, hãy chủ động học hỏi và rèn luyện thêm về kỹ năng giải quyết vấn đề để đảm bảo cho những quyết định bạn đưa ra là đúng đắn nhất.