Khái niệm diễn giả là gì? 

Nếu bạn từng đọc “Đắc nhân tâm” thì chắc chắn bạn cũng biết về Dale Carnegie. Ông là cha đẻ của cuốn sách này và là một diễn giả nổi tiếng đi khắp nơi để thuyết giảng về cách sống hạnh phúc.

Từ câu chuyện của Dale Carnegie ta có thể hiểu diễn giả là người diễn thuyết hay hùng biện trước công chúng, họ là một nghệ nhân nói chuyện với mục đích truyền đạt và cung cấp thông tin có chủ đích, gây ảnh hưởng đến nhận thức của các thính giả qua những câu chuyện mình kể.

dien-gia-la-gi-1-1658358438.jpg
Khái niệm diễn giả là gì?

Ở nước ta, nghề diễn giả chưa thực sự được phát triển rầm rộ nhưng trong những năm gần đây nó cũng đang có những bước đi mới.

Xem thêm:

Một số những diễn giả tiêu biểu tại Việt Nam có thể kể đến là Quách Tuấn Khanh, Nguyễn Sơn Lâm, Thái Hoàng Anh Sơn, Phan Quốc Việt,… Họ đều là người có tầm ảnh hưởng đến giới trẻ.

Nghề diễn giả ở Việt Nam có tiềm năng hay không? 

Nói đến diễn giả có lẽ bạn chưa quên sự kiện Nick Vujicic lần đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 5/2013. Đây không chỉ là một sự kiện lớn thu hút đông đảo sự chú ý của giới truyền thông trong nước mà nó còn làm rung động trái tim hàng triệu người dân Việt Nam.

Hay như buổi diễn thuyết “có một không hai” của cựu Tổng thống Obama trước hơn 4000 sinh viên, trí thức tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội.

Tại sao những buổi diễn thuyết như này lại nhận được nhiều sự chú ý đến như vậy trong khi ở các nước, việc những người nổi tiếng diễn thuyết có lẽ là điều quá bình thường?

Có lẽ câu trả lời hoàn hảo cho điều này là nghề diễn thuyết tại Việt Nam chưa thực sự được khai phá mạnh. Thực tế, tại Việt Nam cơ hội cho nghề này là khá mở rộng và phát triển, thế nhưng lại chưa được chúng ta khai thác hết thế mạnh, đặc biệt là khi những đối tượng nhận danh xưng diễn giả lại chủ yếu ở độ tuổi còn khá trẻ và hầu hết đều chưa tạo dựng được những thành công trong cuộc sống.

Hiện nay còn có khá nhiều kẻ tự mệnh danh mình là diễn giả để thực hiện các mục đích về moi tiền của mọi người, khiến cho mọi người cũng trở lên mất niềm tin vào nghề này hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có nhiều diễn giả là những người có tâm, sẵn sàng cống hiến hết mình vì những lợi ích của cộng đồng và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người xung quanh. Chính vì thế mà cơ hội phát triển cho nghề này cũng rất lớn, nếu bạn đang có đam mê về công việc diễn giả thì hãy cứ tiếp tục khát khao với nó nhé.

dien-gia-la-gi-2-1658358438.jpg
Công việc diễn giả tại Việt Nam khá tiềm năng

Tố chất cần có của một diễn giả là gì? 

Diễn giả là gì bạn đã hiểu rõ. Vậy bạn có biết tố chất cần có của một diễn giả là gì không? Dưới đây là một số tố chất cần phải có của công việc này.

Biết dẫn dắt vào trong mỗi câu chuyện 

Một diễn giả giỏi không chỉ là khi người có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà quan trọng là họ biết dẫn dắt và truyền tải nội dung từ từ những câu chuyện đó cho khán giả hiểu.

Đây được coi là nguyên tắc cơ bản nhất của thuật hùng biện mà diễn giả nào cũng phải có được. Vì nếu như bạn không biết dẫn dắt vào vấn đề hay không biết pha trò trong những câu chuyện của mình sẽ khiến cho những buổi diễn thuyết của mình trở thật nhạt nhẽo.

dien-gia-la-gi-3-1658358438.jpg
Biết dẫn dắt vào trong mỗi câu chuyện 

Sống đam mê và có mục tiêu 

Trước khi bạn muốn trở thành một diễn giả giỏi thì nói hay thôi là chưa đủ mà bạn hành động và hiểu rõ mục tiêu mà mình đang theo đuổi, phải vượt qua mọi rào cản và sống đam mê với nó.

Điều này không chỉ là khiến cho cuộc sống của bản thân trở lên ý nghĩa hơn mà còn là điểm mấu chốt giúp cho mọi người sẽ bị thuyết phục bởi bạn.

Cá tính và cái tôi cá nhân 

Tính cách chính là yếu tố cốt lõi làm nên sự khác biệt ở mỗi con người. Mỗi người sinh ra có những tính cách khác nhau nên đây là yếu tố khiến bạn không thể lẫn với bất kỳ ai khác, quan trọng là cách bạn thể hiện nó thế nào khi bước lên sân khấu mà thôi.

dien-gia-la-gi-4-1658358438.jpg
Diễn giả cần có một cá tính độc đáo

Sự sáng tạo trong công việc 

Công việc nào cũng cần có sự sáng tạo và nghề diễn giả cũng như vậy hơn nữa còn rất quan trọng. Trong những buổi diễn thuyết, chắc chắn sẽ có những chủ đề không hấp dẫn và điều bạn cần phải biết cách biến những điều đơn giản đó trở thành điều thú vị, và truyền đạt nó theo cách thật đơn giản nhất.

Với một người diễn giả giỏi, sự sáng tạo có lẽ là điều không quá cần thiết nhưng để có thể tạo ra sự hấp dẫn trong buổi diễn thuyết thì khả năng sáng tạo chính là yếu tố quyết định hàng đầu.

Sự kết nối 

Sự kết nối trong diễn thuyết của diễn giả là gì? Là khả năng thu hút khán giả vào câu chuyện của mình. Một người diễn giả giỏi phải là người có khả năng lôi cuốn người nghe vào câu chuyện của mình cho dù họ vẫn đang đắm chìm trong những suy nghĩ của riêng của bản thân.

Cách nói dễ hiểu và giọng nói biểu cảm 

Để trở thành một diễn giả giỏi, hãy bắt đầu với những thứ đơn giản nhất bằng một ngôn ngữ dễ hiểu. Điều này sẽ khiến những chủ đề mà bạn muốn nói đến trở lên một cách rõ ràng nhất.

Ngoài ra, một giọng nói có sức biểu cảm tốt và có nhịp độ thay đổi theo từng cung bậc cảm xúc cũng chính là một trong những công cụ hữu ích giúp bạn trở lên thu hút hơn.

dien-gia-la-gi-5-1658358438.jpg
Diễn giả cần có cách nói dễ hiểu và giọng nói biểu cảm 

Khiếu hài hước 

Khiếu hài hước không có nghĩa là lúc nào trên sân khấu bạn cũng sẽ phải như một diễn viên hài nhưng sẽ tốt hơn cả nếu bạn gây được ấn tượng là người khác bằng những câu nói hài hước.

Thay đổi về những quy tắc trang phục 

Có lẽ hình ảnh về một người diễn giả ăn mặc chỉnh tề đã không còn là điều xa lạ với quá nhiều người. Vậy có bao giờ bạn nghĩ họ sẽ phá vỡ những quy tắc chuẩn mực đó không?

Điều này khiến ta liên tưởng đến Mark Elliot Zuckerberg – cha đẻ của facebook và cũng là một trong những diễn giả lớn thường xuất hiện trong buổi diễn thuyết với những chiếc áo thun.

dien-gia-la-gi-6-1658358438.jpg
Thay đổi về những quy tắc trang phục của diễn giả

Có câu chuyện để kể 

Bạn có thể bắt đầu bằng việc kể các câu chuyện để cho biết về con người bạn và để nói lên những quan điểm của các nhân bạn. Đó nên là những câu chuyện của riêng bạn chứ không phải là những câu chuyện vay mượn từ các người khác vì điều chân thực mới cái mà các thính giả luôn muốn nghe.

Tổng kết 

Trên đây là một số những chia sẻ của chúng tôi về diễn giả là gì và các yếu tố cần phải có của công việc đặc biệt này.

Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã có thể phần nào giúp bạn hiểu hơn về công việc diễn giả. Nếu bạn có đam mê với công việc này, đừng ngần ngại mà thử sức với nó, bởi biết đâu rằng chúng ta sẽ có thêm một diễn giả kiệt xuất trong tương lai thì sao?

Ở Việt Nam, khi nhắc đến “diễn giả”, người ta lại thường nghĩ ngay đến những từ khóa như “quản lý tài chính” hay “học làm giàu” cùng những người diễn giả là những tay “bốc phét” trong những buổi diễn thuyết. Vậy thực tế nghề diễn giả là gì, nó có giống như bạn nghĩ không? Cùng tìm hiểu câu trả lời về diễn giả ngay tại bài viết dưới đây nhé!
TIN LIÊN QUAN
Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0939.964.689