Debate là gì? Tranh biện là gì?
Theo nghĩa tiếng Việt debate được hiểu là tranh biện. Thuật ngữ này được giải thích đơn giản là một cuộc bàn luận để tìm hiểu về một vấn đề. Cuộc tranh luận được tiến hành để phân tích đúng sai, phải trái giữa các bên tham gia tranh luận. Mục đích hướng đến kết quả là đưa ra được cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Đây không phải là cuộc cãi vã để bảo vệ quan điểm riêng mà debate là cuộc bàn luận có những quy tắc và người tham gia vào cuộc tranh luận phải đưa ra những ý kiến chứng minh quan điểm của mình là đúng, phản biện người còn lại dựa trên tư duy phản biện.
Debate được xem là một hình thức xuất sắc để bạn cải thiện và thể hiện khả năng ngôn từ, thuyết phục người nghe cũng như truyền đạt thông tin.
Trong quá trình này, những người tham gia sẽ được trau dồi thêm kiến thức, tập thói quen nhìn nhận sự việc ở nhiều góc độ khác nhau và rèn luyện tư duy phản biện một cách rất hiệu quả.
Quá trình tranh luận sẽ trải qua nhiều bước. Bước đầu, người tham gia tranh luận phải thu thập thông tin từ các khía cạnh khác nhau của vấn đề. Sau đó tiến hành chọn lọc, sắp xếp các thông tin và tìm cách dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của mình đối với vấn đề đó là đúng.
Đồng thời vấn đáp để đưa ra quan điểm có tính thuyết phục hoặc phản biện ý kiến của người khác. Kết quả của quá trình debate là để hiểu rõ được vấn đề và tìm ra phương án giải quyết hiệu quả.

Cần phân biệt rõ giữa tranh biện và tranh cãi
Hiện giờ có rất nhiều cá nhân vẫn chưa thực sự hiểu rõ về tranh cãi là gì và debate là gì nên vẫn lầm tưởng hai điều này là một. Tuy đây đều là hai thuật ngữ dùng để thể hiện thiện ý nói tuy nhiên mục đích hướng tới hoàn toàn khác nhau nền cần tìm hiểu thật kỹ để tránh sự nhầm lẫn.
Tranh biện là hình thức dùng lý luận để diễn giải ý nói của mình. Dù lý luận của mình có kết quả trong mỗi cuộc debate là gì thì bản thân vẫn chấp nhận ý kiến được cho là tốt hơn đó.
Để từ đó hướng theo một tư duy chung, tìm ra điểm cần phát huy và điểm cần hạn chế. Hình thức này sẽ có sự hiểu sâu hơn, lựa chọn theo cái đúng tạo ra mục đích chung để cùng hướng tới mà không tồn tại thắng thua.
Tranh cãi hiểu đơn thuần là dùng cái lý luận để bảo vệ cho cái tôi của bản thân, nhắm tới những điểm yếu, kém của cá nhân khác để tạo sự phản biện và không hề có sự để ý tới điểm tốt, điểm cần cải thiện của người đối diện.
Luôn nhắm tới một mục đích tất yếu làm thế nào để thắng được mà họ không biết được rằng chính bản thân mình là thắng hay thua. Điều này sẽ tạo ra một sự ganh đua không hợp lý, nếu cá nhân tranh cãi thắng sẽ càng tăng thêm sự tự mãn cho chính mình, ngược lại họ sẽ có sự tị nạnh hay tự ti.

Kỹ năng tranh luận hiệu quả trong công việc
Những cuộc tranh luận vẫn luôn diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Vậy làm sao để cuộc tranh luận không trở thành tranh cãi và mang lại hiệu quả trong công việc? Sau khi hiểu debate là gì bây giờ bạn cần nắm bắt và tập thực hành những kỹ năng tranh luận hữu ích sau đây:
Sự tôn trọng quan điểm trong debate
Không phải ai cũng có quan điểm giống nhau mà mỗi người luôn có quan điểm của riêng bản thân mình. Do đó bạn đừng quá áp đặt mà hãy tôn trọng lắng nghe quan điểm của những người khác.
Đừng hấp tấp vội vàng nhấn mạnh vấn đề rằng quan điểm của họ là sai bởi nhiều lúc ý kiến của chính bạn chưa chắc đúng trọn vẹn. Hãy luôn lắng nghe, đừng biến bản thân thành một kẻ bất bại, chỉ muốn theo ý mình mà không cho người khác diễn đạt.

Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác
Chính bản thân bạn cũng nên đặt ra các câu hỏi, nghi vấn hay đặt mình vào là họ. Khi mà bạn nói một điều gì đó mà bị người khác phớt lờ như không nghe thấy gì, liệu bạn có thấy tức giận?
Vì thế mà, việc mà bản thân luôn lắng nghe, diễn đạt một cách chậm rãi, điềm tĩnh hơn trong cư xử để nêu ra quan điểm cùng tranh luận tìm ra điểm tốt và xấu sẽ có lợi hơn. Từ đó người khác sẽ nhận thấy rằng bạn là một con người có tầm nhìn bao quát và có ý chí cho tương lai sau này.

Nhận lỗi và sai lầm khi phạm phải
Con người chúng ta không ai là tuyệt vời và không có sai lầm đáng tiếc cả, quan trọng là bạn nhận thấy lỗi của mình mà thừa nhận để thay đổi hay không. Đừng bao giờ chần chừ trong việc nhận lỗi mà hãy thừa nhận ngay lập tức. Khi đó bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả của sự thẳng thắn nhận lỗi này.
Có sự nhẹ lòng hơn, nhận được sự cảm thông, người khác sẽ tôn trọng bạn và ý kiến của bạn sẽ có giá trị hơn rất nhiều đó. Hơn nữa điều này sẽ rất có ích cho sau này, những người nhìn thấy bạn nhận lỗi và họ sẽ nghĩ rằng bạn cũng sẽ là một người dễ dàng bỏ qua nếu họ sai. Tất nhiên rằng ai cũng sẽ thích những người có sự rộng lượng đó.

Bắt đầu cuộc trò chuyện nhẹ nhàng
Hãy bắt đầu những cuộc tranh luận một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Ví dụ nếu bạn là một ông chủ doanh nghiệp, khi bắt đầu một cuộc họp nào đó việc đưa ra cho những người khác những yêu cầu hay đòi hỏi là điều không nên.
Bởi vì lúc đó nhân viên cấp dưới sẽ nghĩ bạn là người sếp tồi. Họ chỉ nghĩ rằng các phương án đó sẽ gây phiền phức cho họ và bạn sẽ là người có lợi nhiều hơn.
Vì thế mà bạn nên tìm một phương pháp nào đó để tạo sự tiếp cận từ từ, làm cho cấp dưới của mình không cảm thấy bị căng thằng và ép buộc. Nguyên do là con người luôn có năng lực tương quan đến sự tự vệ nên việc bạn có một sự giải pháp tốt là bạn có lợi cho mình.

Lời kết
Thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho bạn debate là gì cũng như gợi ý cho bạn những kỹ năng tranh luận hiệu quả để áp dụng trong công việc. Mong rằng với những thông tin này, bạn sẽ trau dồi được nhiều kinh nghiệm, trở thành người tranh luận văn minh và thành công tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề.