Xuất thân, tiểu sử của Chu Du

Chu Du tự Công Cẩn, đương thời gọi là Chu Lang, là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc. Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở Xích Bích trước đại quân của Tào Tháo.

Chu Du sinh năm 175 tại Huyện Thư, thuộc quận Lư Giang, địa danh này được biết tới là huyện Thư Thành thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày nay. Theo nhiều sử sách ghi chép lại thì Chu Du có xuất thân từ một gia đình danh giá và gia giáo, đã rất nhiều lần làm quan trong chiều. Kể tới từ đời ông cố của công là Chu Vinh cũng giữ chức Thượng thư lệnh của thời Chương Đế – Hòa Đế. Ông nội ông là Chu Cảnh, giữ chức Thái Úy. Cha của ông là Chu Dị, giữ chức Huyện lệnh của huyện Lạc Dương. Ngay cả chú, bác, họ hàng của Chu Du cũng được ghi chép giữ những vị trí quan trọng trong triều đình.

cd2-1661163381.jpg
Chu Du được biết tới là một người tài trí hơn người, là một công thần khai quốc thời Đông Ngô.

Với những nền tảng xuất thân như thế sẽ không quá khó hiểu khi Chu Du là người tuấn tú, nho nhã, có sự am hiểu một cách tường tận về âm nhạc. Được biết, hình tượng của Chu Du đã được sử sách mô tả là cường tráng, tuấn tú, cao lớn. Đặc biệt hơn chính là sự hiểu biết về âm nhạc của ông khi còn trẻ, điều này đã khiến cho rất nhiều người mê đắm ông và thường cố ý đánh sai phổ nhạc để nhận được sự chú ý của chàng trai trẻ khôi ngô đó.

Xem thêm:

Sự am hiểu tường tận về âm nhạc được thể hiện thông qua chuyện uống rượu khi say nhưng Chu Du vẫn nhận biết được rằng bản nhạc đó được đánh đúng hay sai. Cũng chính điều này mà lúc bấy giờ đã nổi lên một câu nói là “khúc hữu ngộ, Chu Lang cố”, diễn giải ra đó là “khúc nhạc sai, Chu Lang sẽ ngoảnh lại”. Khi bàn về cái tên Chu Lang thì đây là cái tên đương thời mà mọi người vẫn hay gọi ông, từ “Lang” ở đây được hiểu là chỉ những chàng trai đẹp, khôi ngô, tuấn tú, có vẻ đẹp đáng được mến mộ.

Kết giao và lập nghiệp cùng Tôn Sách

Cơ duyên đã tạo nên tình bạn giữa Tôn Sách và Chu Lang sau sự kiện cha của Tôn Sách là Tôn Kiên đã quyết định khởi binh nhằm chống lại Đổng Trác. Chính vì vậy mà đã dẫn theo cả gia đình tới định cư tại huyện Thư, quê Chu Du.

Chính nơi đây là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hai tuấn lang có học thức và vẻ đẹp, hai người bằng tuổi nhau nên Tôn Sách và Chu Du đã nhanh chóng trở thành đôi bạn thân thiết của nhau và trở nên nổi tiếng tại vùng đất Giang Nam lúc đó.

Vào năm 191, Tôn Kiên đã hy sinh trong trận chiến tại Tương Dương, Tôn Sách vào thuở đó cùng cha cống hiến cho Viên Thuật, nhưng đã không được trọng dụng, sau đó đã tách ra và tìm hướng đi mới cho bản thân.

Năm Tôn Sách 20 tuổi vào năm 194, ông đã quyết định khởi binh tại Lịch Dương với chí hướng chinh phục vùng đất Giang Đông. Sau khi nhận được thư từ Tôn Sách nhắc về cuộc khởi binh lúc đó thì Chu Du đã quyết giúp đỡ bạn mình thực hiện được sự nghiệp. Sau khi có được sự giúp đỡ từ Chu Du thì Tôn Sách đã vô cùng vui mừng và nói rằng có sự giúp đỡ của Chu Lang, việc lớn ắt sẽ làm xong.

cd1-1661163380.jpg
Chu Du có tự là Công Cẩn, sinh năm 175 tại Huyện Thư, thuộc quận Lư Giang, địa danh này được biết tới là huyện Thư Thành thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Với mưu trí, tài năng của cả hai, quân của Tôn Sách đã có được những kết quả thắng lợi rất đáng mừng. Chiến tích mà đội quân Tôn Sách cùng với Chu Du đã được miêu tả là đánh đâu thắng đó, tập hợp được vạn người. Không lâu sau đó Tôn Sách đã chiếm lĩnh được 5 quận của Giang Đông, đặt nền móng cho nhà Đông Ngô.

Gây dựng nhà Đông Ngô, phù trợ Tôn Quyền

Tôn Sách khi đang trong độ tuổi trai tráng, khi ấy mới 26 tuổi thì đã bị ám sát khi đang cưỡi ngựa. Tôn Sách mất đi sau đó em trai của ông là Tôn Quyền đã tiếp tục đứng lên xây dựng chính trị của nhà Tôn và lập nên nhà Đông Ngô.

Nhưng theo tình hình Đông Ngô lúc này được cho là rất dễ sụp đổ khi đã chia làm 3 phe, một phe đi theo Tôn Sách, Tôn Quyền từ đợt đầu. Một phe là những kẻ chỉ lo cho thân mình trước khi rơi vào hoàn cảnh hỗn loạn, phe còn lại chính là những căm thù, chống đối với dòng họ Tôn.

Tôn Quyền lúc đó vẫn còn rất nhỏ tuổi dù chưa đủ khả năng để gánh vác được hết toàn bộ mọi trọng trách trên vai nhưng nhờ có Chu Du, Trương Chiêu giúp đỡ mới vực dậy và ổn định được căn cơ của mình. Hai người này được ví von như hại trụ chống trời khi một trẻ, một già, một quan văn, một quan võ lo liệu, phò tá Tôn Quyền hết lòng, gây dựng tiếp tục sự nghiệp nhà họ Tôn.

Lúc đó, Chu Du và Lỗ Túc đã là bạn của nhau nhưng Lỗ Túc sau đó đã quyết định cùng Chu Du phò tá cho Tôn Quyền, chính bản thân Lỗ Túc cũng đã nhanh chóng thành người được Tôn Quyền yêu mến vì tài năng của ông trong quân sự.

Trận đánh vang danh sử sách mang tên Xích Bích

Trong tiểu thuyết lừng danh Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, thì trận đánh Xích Bích đã nổi tiếng sử sách này thành công phần lớn do công của Gia Cát Lượng, nhưng sự thật thì sao? Trước khi trận chiến Xích Bích diễn ra, cần phải bàn tới những quyết tâm thắng Tào Tháo của Tôn Quyền, thực tế lúc bấy giờ quân Tào Tháo khá mạnh, việc đánh tào cần suy nghĩ và hạ quyết tâm lớn.

dc3-1661163376.jpg
Chu Du có xuất thân từ một gia đình danh giá và gia giáo.

Nhiều sử sách đã cho rằng chính Lỗ Túc là người đầu tiên khuyên Tôn Quyền nên đánh Tào, nhưng về bản thân thì Chu Du mới là người giúp cho Tôn Quyền có được quyết tâm lớn nhất, và dù cho là ai đi chăng nữa thì đều có công lớn trong đó.

Trận Xích Bích khi đó là trận đánh thể hiện được sự quan tâm và liên quân giữa hai nhà Đông Ngô cũng như Thực Hán, và là gặp gỡ giữa Gia Cát Lượng và Chu Du. Đây được coi là hai vĩ nhân đại tài trong lịch sử của Trung Quốc, bất phân thắng bại.

Trong trận Xích Bích, Chu Du chỉ chi 3 vạn quân đi đánh Tào, thế nhưng vẫn vô cùng tự tin với mong muốn có thể giành được chiến thắng vẻ vang, khi đó, Tôn Quyền và Lưu Bị lại vô cùng lo lắng. Đúng như tiên đoán của Chu Du, quân Tào mặc dù đông đảo nhưng khi dính tới dịch bệnh, có có đủ sức khỏe để đánh quân được. Quân Chu Du tuy ít nhưng sức khỏe và tinh thần rất ổn định, lại có lợi về thủy chiến. Chính vì vậy mà khả năng chiến thắng là vô cùng cao.

Thời tiết được biết lúc đó là mùa đông, khí hậu vô cùng khắc nghiệt đã khiến cho người ta cảm thấy run sợ, quân Tào đã nối thuyền lại với nhau tránh việc bị gió bắc thổi mạnh khiến thuyền lật. Điều này đã dần tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Chu Du thực hiện được những kế hoạch của Hoàng Cái đó là “hỏa công diệt Tào”.

Chính vì kế sách này đã khiến cho quân của Tào Tháo vỡ trận, khiến toàn bộ phải bỏ chạy về hướng Bắc. Trận Xích Bích chính là một cuộc chiến mang dấu ấn lịch sử quan trọng, phân định được thế cục thời Tam Quốc, khẳng định được tài năng của Chu Du, giúp ông ghi vào danh sách những danh tướng của lịch sử Trung Quốc.

Sự ra đi, và chiến thuật của Chu Du

Nếu như Lỗ Túc luôn có chủ trương khuyên nhủ Tôn Quyền nên hòa với Lưu Bị và nhà Thục nhưng Chu Du lại có những quan điểm ngược lại hoàn toàn.

Ông cho rằng quân Tào Tháo như địch ngoài sáng, làm gì cũng có thể ứng biến được, trong khi đó, Lưu Bị lại như hổ trong tối, rất khó mà có thể phòng bị kịp thời được, vì vậy nên việc đánh nhà Thục, mở rộng được lãnh thổ và sức mạnh cho bản thân là điều nên làm.

Ban đầu, Tôn Quyền đã nghe theo chỉ thị của Lỗ Túc nhưng khi nghe kế sách và tầm nhìn của Chu Du thì ông lại quyết định đồng ý sau đó gấp rút chuẩn bị cho một cuộc chiến mang tính lịch sử sắp tới.

cd4-1661163375.jpg
Hình tượng của Chu Du đã được sử sách mô tả là cường tráng, tuấn tú, cao lớn.

Nhưng khi đang trong giai đoạn gấp rút thì Chu Du lâm bệnh nặng mà qua đời, ông trút hơi thở cuối vào năm 210, hưởng dương 36 tuổi. Sự ra đi của ông đã được xem là một sự mất mát vô cùng lớn đối với Tôn Quyền và áp lực lớn đã giảm đi rất nhiều đối với Gia Cát Lượng cũng như Lưu Bị.

Theo những ghi chép trước khi qua đời thì Chu Du đã để lại 3 lời dặn với Tôn Quyền đó là những việc ông luôn giữ trong tâm niệm của mình mà chưa hoàn thành được. Đầu tiên là việc đề cử được người thay thế ông, không ai thay thế được ngoài Lỗ Túc.

Thứ hai chính là phải cẩn thận và đề phòng Tào Tháo ở biên cương, Chu Du nhận thức rằng nếu như Tào Tháo ở hướng Bắc quyết định tấn công thì ở biên cương sẽ khó mà yên ổn nổi.

Thứ ba cũng là việc cuối đó là hãy để ý Lưu Bị, đây được biết là một trong những nguy cơ không thể quên được Chu Du căn dặn Tôn Quyền. Giúp đỡ Lưu Bị không khác nào nuôi hổ cũng như việc bị cắn ngược lại là điều hoàn toàn dễ xảy ra.

Sự thật đã chứng minh Chu Du đã đúng, ngay khi Lưu Bị mới lên ngôi đã cho quân đánh Đông Ngô để trả thù cho Quân Vũ. Và quân Lưu Bị được biết là hầu như toàn thắng, chỉ thua đúng trận cuối cùng mang tính ý nghĩa quan trọng dưới tay Đông Ngô mà thôi. Đây được xem là một bài học cho Tôn Quyền cũng như chứng thực được tầm nhìn xa trông rộng cũng như khả năng tiên đón, liệu việc như thần của Chu Du.

Gia Cát Lượng, Chu Du – nỗi oan ngàn năm

cd7-1661163947.jpg
Theo những ghi chép trước khi qua đời thì Chu Du đã để lại 3 lời dặn với Tôn Quyền.

Trong cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, đã có một câu nói vô cùng nổi tiếng đó là “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng”, qua cuốn tiểu thuyết này thì hình tượng của Chu Du được xây dựng là một người có tài nhưng lòng dạ hẹp hòi, hay đố kỵ với Gia Cát Lượng và bị Gia Cát Lượng chọc tức nhưng sự thật như thế nào?

Câu trả lời là hoàn toàn không khi đối với Chu Du, bản thân ông là một tiền bối của Gia Cát Lượng bởi vì khi ông đã có tới 15 năm kinh nghiệm với quân sự, binh nghiệm thì lúc đó Gia Cát Lượng mới tham gia vào quân sự và chính sự được 1 năm, trận Xích Bích chính là minh chứng cho điều này.

Thực tế khi thông qua trận đó, Gia Cát Lượng chính là người được hưởng nhiều lợi nhất khi ông có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ Lỗ Túc và Chu Du, những vị đại thần có nhiều kinh nghiệm và tài năng.

Trên đây chính là tiểu sử chi tiết nhất về một công thần khai quốc, vị tướng vĩ đại của thời Đông Ngô cũng như lịch sử Trung Quốc. Mong rằng với bài viết trên đây đã đem tới cho bạn những kiến thức hữu ích cũng như giúp cho bạn hiểu được rõ hơn về danh tướng tài ba này.

Chu Du được biết tới là một người tài trí hơn người, là một công thần khai quốc thời Đông Ngô. Không chỉ sở hữu một tài năng hiếm có mà Chu Du còn là một người có sức hút và vẻ đẹp mà ít ai sánh ngang được. Vậy thì Chu Du là ai mà người đời đem lòng ngưỡng mộ tới vậy? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời của vị danh tướng lừng lẫy trong lịch sử thời Tam Quốc nhé.
TIN LIÊN QUAN
Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0939.964.689