Định nghĩa CRV là gì?

CRV là viết tắt của cụm từ Conservation Rate, mang ý nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi. Trong đó, loại chiến dịch quảng cáo thương hiệu quyết định chạy sẽ ảnh hưởng đến hành đồng hoặc kết quả của tỷ lệ chuyển đổi biểu thị.

Công thức CVR được tính bằng cách dưới đây:

CRV = [ số người dùng đã thực hiện hành động / số người dùng đã nhấp vào quảng cáo ] x 100

Xem thêm:

Ví dụ: Nếu trong 1000 người dùng nhìn thấy một quảng cáo và 15 người dùng đã cài đặt ứng dụng được quảng cáo, thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ là: (15:1000) x 100 = 1,5%, có nghĩa là quảng cáo đã chuyển đổi 1,5% người dùng.

Lưu ý rằng, để được coi là chuyển đổi, thì một giao dịch phải được hoàn thành. Các hành động thể hiện ý định chuyển đổi như thêm mặt hàng vào giỏ hàng hoặc nhấn vào trang chi tiết thanh toán không đủ điều kiện là chuyển đổi và không ảnh hưởng đến CVR sản phẩm của thương hiệu. Vì vậy, chỉ sau khi các chi tiết đã được phê duyệt và đơn đặt hàng được đặt thì mới có thể được coi là một chuyển đổi.

Tỷ lệ phần trăm CVR có thể dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Trong đó, nếu CVR = 0 nghĩa là không ai nhìn thấy lời nhắc truy cập trang web hoặc sử dụng ứng dụng đã cung cấp, CVR = 100 có nghĩa là tất cả mọi người đã tiếp xúc với quảng cáo đều hoàn thành nhiệm vụ mà nhà tiếp thị hướng tới. Vì vậy có thể rút ra kết luận rằng, CVR càng cao thì thương hiệu càng thành công.

Tiếp thị CRV được coi là nghệ thuật cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số của các thương hiệu. Nó đề cập đến những nỗ lực nhằm đảm bảo rằng thông điệp thương hiệu đã được truyền đạt và kêu gọi mọi hành động đã được tối ưu hóa. Các sáng kiến tiếp thị CVR được coi là thành công khi mang lại doanh số cao, nhiều khách hàng tiềm năng và đạt được kết quả mong muốn.

cvr-la-gi-1-1658353134.jpg
CRV là viết tắt của cụm từ Conservation Rate

Tầm quan trọng của CRV là gì?

CVR giúp các maketer có thể dễ dàng đo được hiệu suất của website hay ứng dụng của mình trong việc, cụ thể:

Ví dụ: thương hiệu của bạn mỗi tháng chi trả 100$ để quảng cáo nhằm thu hút 50 người dùng truy cập vào website của mình. Nếu bạn tăng gấp 2 lần tỷ lệ CRV thì bạn sẽ nhân đôi giá trị của việc chi tiêu quảng cáo của mình.

Khi đã nhân đôi giá trị việc chi tiêu quảng cáo thì bạn có thể giảm các chi phí liên quan đến quảng cáo xuống mặc dù lợi ích và kết quả bạn nhận được vẫn như ban đầu. Vì vậy, số chi phí cắt giảm quảng cáo đó bạn có thể tiết kiệm hoặc chi trả cho những chiến dịch quảng cáo khác cho doanh nghiệp.

cvr-la-gi-2-1658353134.jpg
CVR giúp các maketer có thể dễ dàng đo được hiệu suất của website 

Một số mẹo để tăng trưởng tỷ lệ chuyển đổi CRV hiệu quả

CTA (Call to action) rõ ràng

CTA được viết tắt bởi cụm từ Call To Action, có nghĩa là kêu gọi hành động. Một Call-to-action được đánh giá là hiệu quả nhất bắt đầu bằng một động từ mệnh lệnh.

Lời kêu gọi hành động này sẽ cung cấp cho người đọc những hướng dẫn về việc cần làm tiếp theo cũng như bộc lộ được những kỳ vọng rõ ràng mà họ có thể đạt được ngay khi nhấn nút CTA.

Những cụm từ như “tải xuống ngay”, “đặt hàng ngay” hay “hoàn thành đăng ký ngay” sẽ thúc giục khách hàng làm những hành động trên. Đặc biệt, nên tránh các ngôn tự trìu tượng làm cho khách hàng bị phân vân. Nếu việc tiếng nói đưa thương hiệu vào CTA quan trọng, bạn hãy nên chọn từ danh sách từ phổ biến trong ngôn ngữ cụ thể của thương hiệu.

cvr-la-gi-3-1658353134.jpg
CTA được viết tắt bởi cụm từ Call To Action

Thực hành thiết kế nút phù hợp

Có rất nhiều người xem việc thiết kế nút chỉ là chi tiết nhỏ nên đã vô tình xem nhẹ và bỏ qua quy trình này. Tuy nhiên, chi tiết của các nút thực chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thuyết phục người dùng nhấn vào để làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nút CTA phù hợp nhất chính là những hình chữ nhật có cạnh tròn và những hình tròn. Đặc biệt, con người luôn có ác cảm trực giác với những hình có điểm sắc nét như hình tam giác hoặc những góc cạnh nhọn, những đặc điểm này sẽ khiến con người liên tưởng tới những mối đe dọa với họ.

Còn đối với những hình với góc bo tròn sẽ khiến bộ não con người xử lý hình dạng dễ dàng hơn từ đó giúp họ có thể thoải mái hơn khi chọn lựa.

Hơn nữa, những cạnh tròn cũng sẽ thu hút mắt người bình thường chú ý vào hơn. đặc biệt có nhiều nhà thiết kế nút của thương hiệu nổi tiếng còn sử dụng màu viền và bóng đổ để tạo ảo giác chiều sâu cho nút CTA.

cvr-la-gi-4-1658353134.jpg
Nút CTA phù hợp nhất chính là những hình tròn hoặc hình chữ nhật có cạnh tròn

Thử nghiệm A/B

A/B Testing hay còn được gọi là thử nghiệm đa biến. Đây là hình thức thử nghiệm giúp doanh nghiệp có thể cùng lúc khai thác hai hoặc nhiều hơn một phiên bản trong một chiến dịch marketing, qua đó có thể tìm ra thử nghiệm nào là tốt nhất.

Mỗi phiên bản của thử nghiệm sẽ được phân bổ tỷ lệ nhất định trong tổng số đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Các phiên bản thông thường sẽ có được tỷ lệ bằng nhau vì chúng đều có mục đích như nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp có một sự chênh lệch trong tỷ lệ này nhất định.

Hiện nay, trên các nền tảng quảng cáo lớn như Google hay Facebook đều cung cấp hỗ trợ cho phép người quản lý quảng cáo có thể thực hiện thực nghiệm A/B nhằm giúp những nhà quản lý, tiếp thị quảng cáo có thể dễ dàng bỏ phỏng doán ra khỏi những sáng kiến tiếp thị tỷ lệ chuyển đổi của mình.

cvr-la-gi-5-1658353134.jpg
A/B Testing hay còn được gọi là thử nghiệm đa biến

Thiết kết hình ảnh sản phẩm hấp dẫn

Hình ảnh là điều vô cùng quan trọng nhằm giúp thương hiệu có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến. Thương hiệu nên có càng nhiều hình ảnh càng tốt, tuy người dùng có thể không xem tất cả nhưng nếu họ muốn xem nhiều hình ảnh thì thương hiệu nên có để họ có thể lựa chọn.

Các website nên hiển thị sản phẩm từ càng nhiều góc độ càng tốt. Nếu sản phẩm có thể sử dụng, hãy thử hiện thị sản phẩm trong ngữ cảnh cụ thể và phóng to. Dưới đây là một số cải tiến mà thương hiệu có thể thực hiện ngay mà không cần chi tiêu nhiều cho hình ảnh của mình:

cvr-la-gi-6-1658353134.jpg
Thiết kết hình ảnh sản phẩm hấp dẫn

Lời kết 

Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về CRV. Sau khi hiểu rõ về khái niệm CVR là gì thì bạn cần tập trung phân tích những chiến dịch bạn đã trải qua cũng là một phương pháp giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi. Khi thương hiệu phân tích số liệu trên thì bạn đã có thể có được bức tranh chính xác về tỉ lệ chuyển đổi của thương hiệu.

Hiện nay, các nhà tiếp thị đang ngày đêm cố gắng để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi CVR, dùng mọi chiêu trò cạnh tranh với đối thủ để tăng CVR. Vậy CVR là gì mà lại khiến cho marketer ám ảnh đến như vậy? Cùng tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này cũng như những bí quyết đểntăng CVR cơ bản nhất mà bất kỳ nhà tiếp thị nào cũng cần biết qua bài viết dưới đây.
TIN LIÊN QUAN
Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0939.964.689