Tìm hiểu CLV là gì

“CLV là gì?” là câu hỏi nhận được rất nhiều lượt quan tâm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Thực chất CLV là từ viết tắt của cụm từ Customer Lifetime Value, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là giá trị vòng đời của khách hàng.

Bạn có thể hiểu giá trị vòng đời của khách hàng chính là toàn bộ những giá trị mà khách hàng đóng góp cho doanh nghiệp trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ tại doanh nghiệp đó. Nói cách khác, nó là chỉ số đo lường tổng doanh thu của công ty nhờ vào mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với khách hàng trung thành.

Customer Lifetime Value thường gắn liền với các công ty, doanh nghiệp chú trọng vào khách hàng trung thành (khách hàng quen, khách trọn đời) thay vì đi lôi kéo các mục tiêu, khách hàng mới.

Hiện nay có không ít các doanh nghiệp chú trọng vào việc lôi kéo khách hàng mới mà không biết rằng khách hàng trọn đời có vai trò quan trọng hơn cả. Một khi doanh nghiệp sở hữu được lượng lớn khách hàng trung thành thì doanh nghiệp này sẽ không mất quá nhiều chi phí để chạy những chiến dịch marketing, vừa tiết kiệm chi phí cho những chiến dịch sau, vừa đảm bảo doanh thu ổn định.

clv-la-gi-1-1657995400.jpg
Tìm hiểu clv là gì?

Việc đo lường chỉ số CLV đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Một số lợi ích cơ bản mà đo lường chỉ số CLV đem lại cho doanh nghiệp:

Xây dựng mối quan hệ vững chắc, giữ chân khách hàng

Đối với các doanh nghiệp thì giữ chân khách hàng chính là điều quan trọng để có doanh thu và nguồn lợi nhuận khổng lồ. CLV chính là chỉ số giúp các doanh nghiệp giữ chân khách hàng thành công.

Chỉ số CLV phụ thuộc vào việc giữ chân khách hàng của doanh nghiệp, việc giữ chân khách hàng của doanh nghiệp càng thành công thì chỉ số CLV càng tăng cao và ngược lại. Chính vì vậy khi đo lường chỉ số này, các doanh nghiệp sẽ biết được mình cần làm gì để biến khách hàng mới trở thành khách hàng quen thuộc.

Đồng thời qua đó giúp các doanh nghiệp nhìn nhận lại chiến lược của bản thân. Nếu giá trị vòng đời khách hàng của doanh nghiệp quá thấp thì chắc chắn chiến lược hiện tại không ổn, cần phải đổi mới chiến lược. Lúc này việc thu hút các khách hàng mới là rất cần thiết.

clv-la-gi-2-1657995400.jpg
CLV là gì? Lợi ích mà chỉ số clv mang lại?

Cải thiện hiệu suất lợi nhuận

Như đã đề cập qua phía trên, khi doanh nghiệp sở hữu các khách hàng trọn đời sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí liên quan đến quảng cáo nhưng vẫn đảm bảo doanh thu ổn định. Chính vì vậy mà hiệu suất lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp rất cao.

Tuy nhiên để cải thiện hiệu suất lợi nhuận, các doanh nghiệp vẫn cần phải đo lường chỉ số Customer Lifetime Value và đưa ra các chiến lược phù hợp để tăng giá trị trọn đời của khách hàng. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn vừa sử dụng marketing để thu hút khách hàng mới, vừa giữ chân và tăng giá trị trọn đời của khách hàng.

Nâng cao doanh thu bán hàng

Thật ra bản chất của CLV là tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp bằng cách triển khai, đẩy mạnh marketing với mục tiêu chăm sóc và giữ chân khách hàng chứ không phải thu hút khách hàng mới.

Do đó khi chú trọng vào việc đo lường chỉ số Customer Lifetime Value sẽ giúp doanh nghiệp xác định và tìm ra được các chiến lược marketing, giữ chân khách hàng một cách hiệu quả, từ đó đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp.

clv-la-gi-3-1657995400.jpg
CLV giúp đẩy mạnh doanh thu bán hàng

Làm thế nào để đo lường chỉ số Customer Lifetime Value?

Khi đã biết được CLV là gì cũng như tầm quan trọng của việc đo lường chỉ số CLV thì một câu hỏi mới lại được đặt ra, đó là: “làm thế nào để đo lường chỉ số giá trị vòng đời của khách hàng?”.

Để đo lường được chỉ số này thì bước đầu tiên các doanh nghiệp cần phải làm là xác định chỉ số AOV – giá trị trung bình trên một đơn hàng. Hay nói một cách đơn giản hơn, nó là số tiền trung bình mà khách hàng thanh toán trong mỗi giao dịch. Công thức tính AOV cụ thể như sau:

AOV = Tổng doanh thu / Số lượng đơn hàng

Sau đó, doanh nghiệp cần đo lường chỉ số APF – tần suất mua hàng trung bình. Tần suất này sẽ được tính theo công thức sau:

APF = Số lần khách hàng mua/ Số lượng khách hàng duy nhất đã mua hàng

Ở bước tiếp theo, doanh nghiệp cần tính toán và ước lượng giá trị của khách hàng bằng công thức:

Giá trị khách hàng = giá trị trung bình đơn hàng/ tần suất mua hàng trung bình

Sau đó, doanh nghiệp phải xác định vòng đời trung bình của khách hàng bằng cách lấy tổng số năm khách hàng mua sản phẩm chia cho tổng số khách hàng.

Đến bước cuối cùng, doanh nghiệp chỉ cần lấy giá trị khách hàng mới tính được phía trên nhân cho vòng đời trung bình của khách hàng là ra giá trị vòng đời khách hàng cần tìm.

clv-la-gi-4-1657995400.jpg
Các tính chỉ số clv

Bật mí 3 cách giúp tăng CLV hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao giá trị vòng đời của khách hàng một cách hiệu quả?

Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp

Đây là cách thức đơn giản nhất mà doanh nghiệp có thể áp dụng để nâng cao giá trị vòng đời của khách hàng. Một điều rất hiển nhiên rằng các doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm càng chất lượng thì khách hàng quay lại sử dụng càng cao, thu hút được lượng lớn khách trung thành.

Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị dịch vụ sẽ làm tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu, giá trị cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác, từ đó doanh thu và lợi nhuận tăng lên một cách đáng kể.

clv-la-gi-5-1657995401.jpg
Nâng cao chất lượng sản phẩm là một cách để tăng clv

Tối ưu dịch vụ khách hàng và cung cấp trải nghiệm thực tế

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy được tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng (Customer Service), vì vậy mà càng chú trọng đầu tư đến vấn đề này hơn. Việc triển khai các dịch vụ khách hàng sẽ làm tăng độ hài lòng của người sử dụng, từ đó xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, biến khách hàng từ mới thành quen thuộc.

Customer Service bao gồm các hoạt động như tận tâm trả lời, giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của khách hàng, góp phần củng cố hình ảnh, xây dựng và truyền tải thông điệp của bản thân, khẳng định vị thế trên thị trường.

Bên cạnh đó việc cung cấp những trải nghiệm tích cực cho khách hàng sẽ khiến họ hài lòng hơn về doanh nghiệp, từ đó tăng khả năng cao quay lại mua hàng và trở thành khách hàng lâu năm.

Nâng cao giá trị CLV bằng cách tận dụng chiến lược marketing thích hợp

Khi doanh nghiệp hoạt động theo một chiến lược marketing thích hợp sẽ giúp thương hiệu đến gần hơn với khách hàng và giúp khách hàng nhận biết rõ ràng hơn về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Một số hình thức marketing phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng để nâng cao CLV: xây dựng các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thân thiết, mua hàng với giá cả ưu đãi,…

clv-la-gi-6-1657995400.jpg
Nên sử dụng chiến lược marketing hiệu quả

Lời kết

Qua những chia sẻ trên của chúng tôi, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ CLV là gì cũng như tầm quan trọng của CLV đối với doanh nghiệp. Mong rằng với 3 cách đã bật mí trong bài viết trên, giá trị vòng đời của khách hàng ở doanh nghiệp bạn sẽ tăng một cách đáng kể.

Đối với các doanh nghiệp, việc tăng khách hàng trung thành và tiết kiệm chi phí để đầu tư cho các chiến dịch marketing khác rất quan trọng. CLV chính là giải pháp được các doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện được điều này. Vậy CLV là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
TIN LIÊN QUAN
Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0939.964.689