CIB là gì?
CIB là thuật ngữ được sử dụng cho môi trường ngân hàng cố định nhưng lại mang lại rất nhiều quan điểm khác nhau. CIB thường được sử dụng để chỉ một chức danh, vị trí làm việc cùng với những khối khách hàng lớn và rất lớn từ cá nhân cho tới ngân hàng lớn thuộc ngân hàng quân đội Việt Nam, được viết tắt dưới cái tên là ngân hàng MB Bank đã rất quen thuộc mới mỗi người dân chúng ta.
MB Bank hiện đang là một trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất Việt Nam hoạt động có quy mô và được phân chia cụ thể, đặc biệt là mảng đối tác. Chính vì vậy mà MB Bank luôn cần tới một số lượng lớn chuyên viên tìm kiếm các mối quan hệ với khách hàng phục vụ cho việc kinh doanh của ngân hàng.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, CIB chính là một trong những vị trí quan trọng trong một khối doanh nghiệp, cụ thể là ngân hàng. Dùng để ám chỉ một cá nhân, chuyên viên có công việc làm cầu nối cho khách hàng với doanh nghiệp. Là vị trí tiên phong cho việc xây dựng niềm tin, gắn kết giữa khách hàng tiềm năng với ngân hàng.

Những thuật ngữ có liên quan tới CIB là gì?
Trên thực tế, các cá nhân hay chuyên viên quan hệ khách hàng được phân chia theo các cấp độ khác nhau trong ngân hàng và mỗi ngân hàng đều có những thuật ngữ riêng để gọi cho công việc này.
Điển hình như ngoài khối CIB, MB Bank còn có khối khách hàng vừa và nhỏ, hay còn gọi là khối SME. Các khối khách hàng cá nhân cao cấp gọi là Private. Nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc và duy trì các mối quan hệ này, MB Bank thường xuyên tuyển dụng nhân sụ vào các vị trí của khối SME hay chuyên viên khách hàng cá nhân.
Bản chất của các chuyên viên quan hệ khách hàng cũng có nhiệm vụ tương đối giống với cán bộ tín dụng của ngân hàng. Ở mỗi khối khác nhau đều sẽ có nhiệm vụ cụ thể, mức độ khối lượng công việc và trách nhiệm hoàn toàn khác nhau.
Nếu như ngân hàng MB Bank sử dụng thuật ngữ CIB để ám chỉ các chuyên viên chăm sóc và tìm kiếm khách hàng khối doanh nghiệp lớn và rất lớn thì ở một số ngân hàng khác, vị trí này lại được gọi bằng rất nhiều các tên khác nhau. Đơn cử như ngân hàng ACB sẽ có thuật ngữ là RA, chuyên viên chăm sóc khách hàng cá nhân thì gọi là PFC. Ngoài ra còn có ngân hàng Techcombank sử dụng thuật ngữ RM để ám chỉ vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng khối doanh nghiệp.
Chung quy lại thì vị trí quan hệ với khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp đều được gọi bằng những cái tên khác nhau tùy thuộc vào mỗi ngân hàng. Chúng ta hãy nhớ CIB là ám chỉ vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng tại MB Bank.

Nhiệm vụ của CIB là gì?
CIB trong ngân hàng có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, ngoài việc tìm kiếm đối tác doanh nghiệp hoặc cá nhân về cho ngân hàng thì còn phải chăm sóc, xây dựng uy tín giữa khách hàng với ngân hàng. Đây là một vị trí chủ lực có vai trò không hề nhỏ trong ngân hàng. Vì vậy mà quy cách làm việc cũng phải chuẩn chỉ theo từng bước cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nhiệm vụ của CIB là gì nhé:
Tìm hiểu về sản phẩm của ngân hàng: Đây là bước cực kỳ quan trọng để có thể khởi đầu một cách suôn sẻ, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các dịch vụ mà ngân hàng sắp đưa ra, các mục tiêu rõ ràng, chính sách hoạt động, định hướng về sản phẩm một cách rõ nét nhất để có thể xác định được đối tượng khách hàng hướng tới.
Tìm kiếm đối tượng khách hàng: Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình làm việc của một chuyên viên CIB. Bản chất của CIB là chuyên viên bán dịch vụ của ngân hàng có đối tác cá nhân, doanh nghiệp. Để bán được các dịch vụ thì điều đầu tiên chính là cần phải nắm rõ được đối tượng khách hàng là ai, những điểm đặc biệt, đặc trưng của khách hàng và nhu cầu thiết yếu của khách hàng, cuối cùng sẽ là cách thức để tiếp cận với đối tượng đó như thế nào.
Tiếp cận đối tượng: Sau khi đã tìm kiếm được đối tượng khách hàng, thì có thể tiếp cận đối tượng để quảng bá dịch vụ là điều không hề đơn giản. CIB cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, cùng với đó là đầu óc linh hoạt và nhạy bén để có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh khác nhau và tìm ra được phương án tiếp cận khách hàng thông minh nhất.

CIB sẽ làm gì sau khi tiếp cận được khách hàng
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp thường sẽ có những sản phẩm như sau: Các sản phẩm về tiền gửi, quản lý tài khoản, tài trợ thương mại, tín dụng, ngoại hối, giao dịch nguồn vốn.
Tư vấn dịch vụ, đàm phán và thuyết phục khách hàng: Sau khi đã tiếp cận thành công khách hàng. Chuyên viên CIB sẽ cần phải tư vấn và giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất trong bước này chính là phải đảm bảo được lợi ích của đôi bên để có thể đi đến chốt hợp đồng nhanh nhất có thể.
Chốt hợp đồng: Đây là bước cũng được xem là cực kỳ quan trọng của một chuyên CIB để có thể đưa hợp đồng đi đến ký kết. Cần phải lựa chọn thời gian, địa điểm, thái độ và tâm lý của khách hàng để có thể chốt hợp đồng thành công nhất.
Chăm sóc khách hàng hậu mãi: Đây là quy trình bán hàng cuối cùng của chuyên viên CIB sau khi đã chốt hợp đồng thành công với khách hàng. Các khách hàng vừa và lớn đều ưu tiên về các sản phẩm chăm sóc dịch vụ của ngân hàng, vì vậy mà đừng nên xem nhẹ bước này. Bởi nếu không chăm sóc cặn kẽ, rất có thể khách hàng sẽ không còn hứng thú với dịch vụ bên ngân hàng này nữa mà sẽ hướng tới các sản phẩm của các ngân hàng khác với thái độ chăm sóc dịch vụ tốt hơn.

Những tố chất và kỹ năng để có thể trở thành CIB chuyên nghiệp
Bất kỳ môi trường làm việc, bộ phận làm việc đều cần phải có những tố chất và kỹ năng quan trọng để có thể hoàn thành công việc một cách trơn tru nhất. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của một doanh nghiệp. Vậy tố chất và kỹ năng cần có của CIB là gì thì hãy theo dõi nhưng liệt kê ngay dưới đây:
Tố chất

Kỹ năng
Ngoài những yêu cầu cần phải có của CIB chuyên nghiệp thì bạn cũng cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết như:

Lời kết
Qua bài viết này, chúng ta đã vừa đi tìm hiểu về CIB là gì, các thuật ngữ tương đương với CIB và những kỹ năng cần có để trở thành một CIB chuyên nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi đã đưa ra sẽ giúp cho bạn có thêm một cách nhìn khác về chuyên viên quan hệ khách hàng.