Khái niệm câu trần thuật
Câu trần thuật là loại câu được dùng dưới hình thức kể lại, mô tả, nhận xét, thông báo hoặc nhận định… về một tính chất, sự vật hiện tượng, hoạt động của một sự việc nào đó. Trong giao tiếp thông thường, câu trần thuật được sử dụng như một lời kể thông thường và loại câu này được kết thúc bằng dấu chấm ở cuối câu. Trần thuật chính là tường thuật lại một vấn đề nào đó.
Trong giao tiếp, câu trần thuật thường được kể lại với giọng bình thường hoặc đan xen những từ ngữ biểu đạt cảm xúc nhưng mục đích vẫn được giữ nguyên, mục đích câu trần thuật nhìn chung là để kể vậy nên câu trần thuật còn có tên gọi khác là câu kể.

Đặc điểm nổi bật của câu trần thuật
Muốn sử dụng câu trần thuật đúng mục đích, đúng cách, đúng hoàn cảnh và đúng lúc thì chúng ta cần nắm vững những đặc điểm chính của nó. Thông thường, câu trần thuật dùng để tường thuật, mô tả hoặc trình bày lại một sự việc nào đó mà bạn đã được chứng kiến tận mắt, nếu như nghe từ người khác mà bạn vẫn dùng mẫu câu này thì có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng.
Câu trần thuật còn mang những đặc điểm về hình thức như câu cảm thán, câu cầu khiến hoặc câu nghi vấn. Khi kết câu trần thuật, hãy sử dụng dấu chấm cuối câu để người đọc có thể phân biệt với những mẫu câu khác. Nếu như câu mà bạn muốn nhấn mạnh thì hãy sử dụng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng thu hút người người đọc hơn. Câu trần thuật không có quá nhiều đặc điểm phức tạp, bạn chỉ cần nắm rõ cách sử dụng câu trong những trường hợp khác nhau.
Chức năng câu trần thuật

Câu trần thuật có chức năng thông báo, miêu tả hoặc nhận định, ngoài ra còn bộc lộ tình cảm để yêu cầu hoặc đề nghị nhưng rất ít có chức năng này. Câu trần thuật không hề có dấu hiệu dễ dàng để nhận biết, trong một đoạn văn có thể sẽ có rất nhiều những câu trần thuật khác nhau, vậy nên người đọc cần quan sát thật kỹ để hiểu rõ ý tứ của người viết và dễ dàng nhận ra đâu là câu trần thuật. Dấu hiệu dễ nhận ra nhất của câu trần thuật đó là dấu chấm câu, hãy dựa vào đây để phán đoán. Tuy vậy, thi thoảng câu trần thuật sẽ được kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Cân trần thuật được sử dụng rất nhiều trong những đoạn văn xuôi, tiểu thuyết dài tập hoặc những bài văn viết. Được biết chức năng chính của cầu trần thuật chính là tường thuật lại, mặc dù vậy việc diễn tả lại như thế nào còn phụ thuộc vào cách hành văn cũng như góc nhìn của người viết. Đôi khi, câu trần thuật còn được sử dụng để có thể bộc lộ cảm xúc của người viết về một hiện tượng hoặc sự vật nào đó.
Cách sử dụng, đặt câu trần thuật
Biết rõ mục đích sử dụng
Khi bàn luận về một vấn đề nào đó, điều quan trọng nhất phải xác định được mục đích của những câu nói đó. Câu trần thuật vốn có rất nhiều mục đích khác nhau mà bạn có thể chọn lựa, vậy nên muốn sử dụng một cách chính xác thì bạn cần xác định rõ mục đích.
Xác định đúng thành phần chủ chốt của câu trần thuật
Được biết, cấu trúc của câu trần thuật thông thường sẽ hoàn chỉnh bao gồm chủ và vị ngữ, do vậy, bạn có thể thêm hoặc bớt hậu tố, tiền tố bên cạnh nhưng cấu trúc, thành phần của câu là thứ bạn không được phép lược bỏ. Hãy đặt một câu có nghĩa, hợp với hoàn cảnh với đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Thêm đầy đủ những thành phần phụ

Để có một câu trần thuật linh hoạt, sâu sắc và không thô cứng, ngoài việc có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ thì bạn nên bổ sung những thành phần phụ.
Những thành phần phụ mà bạn có thể bổ sung thêm vào câu trần thuật đó là phụ từ, trạng ngữ, những thành phần này sẽ khiến câu trần thuật của bạn hoàn chỉnh hơn.
Trình bày chuẩn mẫu câu trần thuật
Một câu trần thuật hoàn hảo thì người viết phải chú ý tới hình thức trình bày, nội dung vô cùng quan trọng mặc dù vậy thì cách trình bày cũng khiến người khác đánh giá về bạn theo một nghĩa khác. Chú ý tới cả chính tả như chữ cái đầu câu nên được viết hoa, để lại dấu chấm ngay khi kết thúc câu và đọc lại toàn bộ sau khi đã soát lỗi.
Tổng kết
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp đủ thông tin cho người đọc về định nghĩa của câu trần thuật, đồng thời chỉ rõ cách sử dụng mẫu câu trần thuật một cách chi tiết nhất.