Một bồ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh là cần có đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu tuyển dụng song việc điền hồ sơ xin việc như thế nào cần phải chi tiết và chính xác. Đối với các nhà tuyển dụng thì hồ sơ xin việc hay đơn xin việc là cái nhìn khái quát đầu tiên về ứng viên. Trong hồ sơ xin việc sẽ có mục chuyên môn nghề nghiệp yêu cầu ứng viên phải điền nên cần phải xác định được ưu thế bạn giỏi nhất thì mới có thể tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Trình độ chuyên môn là gì? 

Trình độ chuyên môn là từ dùng để nói về khả năng và kiến thức của mỗi người trong một lĩnh vực nào đó, qua trình độ chuyên môn nhà tuyển dụng sẽ biết được các cấp bậc đào tạo mà ứng viên đã trải qua. Hiện nay, có rất nhiều ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn cao trong công việc như bằng cử nhân, thạc sĩ, đại học, giáo sư… Ngành nghề nào đến một mức độ nhất định cũng sẽ có những đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn. Đối với những nghề như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư hay luật sư những người có chuyên môn càng cao thì sẽ càng lợi thế khi ứng tuyển vào các cơ quan làm việc vì họ đã có chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao. Trình độ chuyên môn còn bao gồm hiệu suất công việc mà mỗi người có thể thực hiện được. Những người có trình độ chuyên môn cao sẽ hoàn thành các công việc một cách hiệu quả hơn và dù rơi vào các tình huống bất ngờ thì cũng xử lý một cách nhanh gọn khiến cấp trên hoàn toàn yên tâm.

don-1665538876.jpg
Nghề nghiệp chuyên môn là nghề nghiệp bạn đã và đang làm, trong quá trình làm việc bạn sẽ phải áp dụng vào thực tế thông qua kiến thức đã được học. Ảnh minh họa

Nghề nghiệp chuyên môn là gì?

Nghề nghiệp chuyên môn là nghề nghiệp bạn đã và đang làm, trong quá trình làm việc bạn sẽ phải áp dụng vào thực tế thông qua kiến thức đã được học để từ đó hoàn thành những nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, đây cũng là thế mạnh mà bạn luôn cảm thấy tự tin nhất về bản thân. Nghề nghiệp chuyên môn tốt thì bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực của mình. Nghề nghiệp chuyên môn thường được đề cập đến trong CV để nhà tuyển dụng biết được thế mạnh của bạn nhưng làm cách nào để viết nghề nghiệp chuyên môn ấn tượng thì không hề dễ dàng.

Đơn xin việc là loại văn bản giúp cho các ứng viên thể hiện nguyện vọng và sự quan tâm của cá nhân đối với vị trí tuyển dụng. Đơn xin việc đề cập đến những thông tin về trình độ học vấn, thành tích hoặc kỹ năng nổi bật của bản thân để phù hợp với vị trí. Đồng thời phải thể hiện được thế mạnh để có thể đóng góp cho công ty tuyển dụng.

Trong một bộ hồ sơ xin việc sẽ cần phải có kèm các giấy tờ, tài liệu khác như sau:

– Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương

– Đơn xin việc

– CV (Curriculum Vitae)

– Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng

– Giấy khám sức khỏe (dưới 6 tháng)

– Bằng cấp, chứng chỉ liên quan nếu có

– Ảnh chân dung (3×4 hoặc 4×6).

Vai trò của nghề nghiệp chuyên môn và trình độ chuyên môn trong CV

Nghề nghiệp chuyên môn và trình độ chuyên môn chính là hai yếu tố đầu tiên để nhà tuyển dụng nghiên cứu, xem xét có quyết định tuyển bạn hay không. Vì thế nghề nghiệp chuyên môn và trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong đơn xin việc và CV. Một số nghề nghiệp như kỹ sư, bác sĩ, luật sư… sẽ cần phải có chuyên môn cao nên đòi hỏi những kiến thức chuyên ngành riêng biệt mà dựa vào đó để nhà tuyển dụng quyết định có tuyển bạn hay không. Đối với nghề bác sĩ, luật sư, giáo viên… bắt buộc phải có bằng cấp thì mới được làm nghề.

Nếu biết cách để viết trình độ chuyên môn cũng như nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc ấn tượng thì sẽ dễ dàng thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Qua đó, bạn sẽ có cơ hội lớn để đi sâu vào các vòng phỏng vấn sau. Do đó không được bỏ qua phần này nếu không muốn mất đi cơ hội của mình. Bên cạnh đó, nghề nghiệp chuyên môn sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá được kinh nghiệm và các kỹ năng làm việc của bạn ra sao thì mới tuyển dụng được bạn vào vị trí đó.

Để có nghề nghiệp chuyên môn thì đương nhiên ứng viên cần phải học tập, đào tạo trong các trường đại học và được va chạm nhiều trong các môi trường khác nhau. Một người có đầy đủ cả kiến thức và kĩ năng sẽ được coi trọng hơn và gây chú ý hơn.

nghe1-1665538876.jpg
Nghề nghiệp chuyên môn và trình độ chuyên môn chính là hai yếu tố đầu tiên để nhà tuyển dụng nghiên cứu, xem xét có quyết định tuyển bạn hay không. Ảnh minh họa

Cách viết nghề nghiệp chuyên môn ấn tượng và một số mẫu tham khảo

Cách viết nghề nghiệp chuyên môn

Đây là phần bạn không nên bỏ lỡ mà hãy giúp mình ghi điểm nhờ vào thông tin nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc giúp. Song, để có thể viết nghề nghiệp chuyên môn ấn tượng thì phải thể hiện được thế mạnh và cách phát huy nghề nghiệp chuyên môn khi được đặt vào vị trí này. Cách viết nghề nghiệp chuyên môn không quá khó nhưng cần phải tuân thủ một số quy tắc như sau:

– Không viết nghề nghiệp chuyên môn quá dài dòng lan man gây cảm giác xa trọng tâm. Chỉ cần viết một cách ngắn gọn, rõ ý và đầy đủ để nhà tuyển dụng có thể hiểu được thế mạnh của bạn có hợp với vị trí tuyển dụng hay không.

– Tạo sự chú ý bằng cách chắt lọc các thông tin đặc biệt trong nghề nghiệp chuyên môn để nhà tuyển dụng biết được bạn mạnh về điều gì. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đối chiếu với yêu cầu công việc xem bạn có thể làm được gì.

– Bên cạnh viết ra nghề nghiệp chuyên môn, khả năng và trình độ chuyên môn của bạn thì hãy đưa dẫn chứng thực tế với những việc bạn đã làm được để tăng sự tin cậy và tạo điểm nhấn cho đơn xin việc của mình.

Một vài mẫu nghề nghiệp chuyên môn của đơn xin việc

Hãy cùng tham khảo một số mẫu viết nghề nghiệp chuyên môn dưới đây để hiểu rõ hơn về những điều cần viết cho mỗi công việc.

– Nghề nghiệp chuyên môn của đơn xin việc nghề Marketing: Thực hiện việc lập kế hoạch và xây dựng các chiến lược marketing để quảng bá cho sản phẩm chính mạnh nhất của công ty. Lên ý tưởng quảng cáo hấp dẫn và tăng sự tương tác với người dùng để nghe các trải nghiệm của họ, qua đó, thu thập thêm tệp data khách hàng cho công ty và giúp các bộ phận thúc đẩy doanh số bán hàng.

– Nghề nghiệp chuyên môn của đơn xin việc IT: Lên ý tưởng xây dựng và hoàn thiện các thiết kế website theo yêu cầu. Phát triển các ứng dụng công nghệ mới dựa trên công nghệ cũ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đảm bảo việc quản lý dữ liệu và thông tin cá nhân được bảo mật.

– Nghề nghiệp chuyên môn ngành tài chính: Thực hiện việc phân tích và hoạch định các hoạt động tài chính cũng như lên kế hoạch phát triển của công ty trong tương lai. Phối hợp cùng các bộ phận khác để thúc đẩy cho tài chính của công ty phát triển vượt bậc tráng thua lỗ.

– Nghề nghiệp chuyên môn của nhân viên bán hàng: Cần phải nắm bắt chính xác về tâm lý của khách hàng để có thể thuyết phục họ mua sản phẩm. Đồng thời, phải cung cấp những thông tin làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để họ so sánh và lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

– Nghề nghiệp chuyên môn của chăm sóc khách hàng: Trực tiếp tham gia hỗ trợ các bộ phận khác và khâu tiếp thị, bán sản phẩm cho khách để họ hiểu được đâu là sản phẩm tốt nhất và các ưu điểm của sản phẩm. Theo dõi, quản lý tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng và phải giữ chân được các khách hàng cũ, đảm bảo họ luôn hài lòng với những sản phẩm của doanh nghiệp mang lại và được giải đáp các thắc mắc trong mọi trường hợp.

nghe2-1665538877.png
Để có nghề nghiệp chuyên môn thì đương nhiên ứng viên cần phải học tập, đào tạo trong các trường đại học và được va chạm nhiều trong các môi trường khác nhau. Ảnh minh họa

Nghề nghiệp chuyên môn là một mục cực kì quan trọng khi viết đơn xin việc, nhờ vào đó mà nhà tuyển dụng sẽ hiểu hơn về bạn và đây cũng là một cơ hội để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nên cần phải hết sức chú ý khi điền mục này.

Trong quá trình đi xin việc để hoàn thành một bộ hồ sơ xin việc không phải điều dễ dàng nhất là với những sinh viên mới ra trường, từng chi tiết trong đơn xin việc cần được viết một cách thật chuyên nghiệp để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
TIN LIÊN QUAN
Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0939.964.689