CÂU HỎI:
Bố mẹ tôi được ông bà nội để lại cho mảnh đất 150m2, bố mẹ tôi đã làm thủ tục đứng tên mảnh đất trên. Năm nay tôi 28 tuổi, tôi có 3 anh chị em.
Tháng 02/2020, bố tôi mất. Đến tháng 11/2021, mẹ tôi đưa bán một phần mảnh đất trên nhưng anh em tôi không đồng ý.
Xin hỏi, trong trường hợp này, mẹ tôi có thể bán được một phần mảnh đất trên được không?
TRẢ LỜI:
Luật sư Vũ Văn Biên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội: Tùy thuộc từng trường hợp mà việc nắm rõ cách xử lý khi cha mẹ bán đất nhưng không cho con biết sẽ giúp con cái bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc đơn giản chỉ là giải thích để cha mẹ biết quy định khi chuyển nhượng đất hộ gia đình.
1. Khi nào bán đất cần sự đồng ý của con?
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được ký hợp đồng chuyển nhượng nếu đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Nói cách khác, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cha mẹ cần sự đồng ý của các con nếu như những người con đó có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ.
Bên cạnh đó, những trường hợp sau đây thì cha mẹ hoàn toàn có quyền chuyển nhượng mà không cần sự đồng ý của các con:
2. Cha mẹ bán đất con không đồng ý và những hậu quả pháp lý kèm theo
Trường hợp cha mẹ bán đất con không đồng ý hoặc cho biết nhưng vẫn chuyển nhượng dù không có sự đồng ý của con cái thì việc chuyển nhượng đó sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu nếu có yêu cầu tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định.

Khi Tòa án tuyên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì các bên chuyển nhượng phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và bồi thường nếu bên có lỗi gây thiệt hại cho bên còn lại (theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015).
Riêng trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cha mẹ hoặc riêng của cha hoặc của mẹ thì cha mẹ hoàn toàn có quyền tự quyết định mà không cần đến sự đồng ý của con; đồng thời con cái cũng không có quyền ngăn cản hay gửi đơn lên Tòa án tuyên việc chuyển nhượng đó vô hiệu. Nói cách khác, trường hợp này việc chuyển nhượng vẫn có hiệu lực (không có hậu quả gì).
3. Cách xử lý khi cha mẹ bán đất nhưng không cho con biết
Như đã phân tích ở trên, một trong những điều kiện để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình có hiệu lực là phải được sự đồng ý của toàn bộ các thành viên có chung quyền sử dụng đất. Nếu cha mẹ chuyển nhượng đất của hộ gia đình nhưng không cho con biết hoặc cho biết nhưng con không đồng ý thì xử lý như sau:

Để có thể tự mình thực hiện hoặc biết được quy trình giải quyết thì người dân cần nắm rõ các bước giải quyết sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Căn cứ khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện như sau:
Bước 2: Nộp và thụ lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Thẩm phán sẽ tính tạm ứng án phí và giao giấy nộp tạm ứng án phí cho người nộp hồ sơ để nộp tiền tại Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện.
Trong thời hạn 07 ngày, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án. Sau khi nhận được biên lai thì Tòa án sẽ thụ lý vụ án.
Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí thì Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án ngay sau khi nhận được hồ sơ khởi kiện hợp lệ.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn với thời hạn tối đa không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Bước 4: Xét xử sơ thẩm
Nếu hòa giải không thành hoặc không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Thẩm phán sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Sau khi xét xử nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực. Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị mà có căn cứ thì Tòa án có thẩm quyền sẽ thụ lý và xét xử theo thủ tục phúc thẩm.